(CHG) Dịp cuối năm, tình trạng vận chuyển hàng lậu, hàng cấm lại “nóng” hơn bao giờ hết. Vì lợi nhuận, các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mắt lực lượng chức năng để vận chuyển hàng cấm vào sâu trong nội địa tiêu thụ. Nhất là ở nhiều tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối tượng vận chuyển thuốc lá lậu đi tiêu thụ bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới dài hơn 50km, trong đó 10,5km là đường bộ, 40km đường sông. Các đối tượng đã lợi dụng đường tiểu ngạch, đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới để lén lút vận chuyển hàng cấm từ biên giới vào Việt Nam, rồi đưa đi tiêu thụ trong nội địa.
Hàng hóa sau khi được vận chuyển vào trong khu vực biên giới, các đối tượng nhanh chóng sử dụng xe máy chạy với tốc độ cao để vận chuyển tới các nơi tiêu thụ. Để qua mắt lực lựng chức năng, các đối tượng bố trí người dò, canh đường. Khi phát hiện thấy lực lượng chức năng, chúng dùng điện thoại thông báo cho nhau. Việc vận chuyển hàng cấm theo tuyến đường càng xa thì lợi nhuận càng cao, nên các đối tượng không loại trừ phương thức, thủ đoạn nào để thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài dùng xe máy chạy với tốc độ cao vào thời điểm rạng sáng, các đối tượng còn vận chuyển hàng cấm, hàng lậu bằng xe khách, xe vận tải trên quốc lộ 30 theo tuyến Hồng Ngự - TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp) hoặc An Giang - TP. Cao Lãnh - Tiền Giang - Vĩnh Long - TP. Hồ Chí Minh.
Trước thực trạng trên, Công an tỉnh Đồng Tháp đã phân công lực lượng quản lý địa bàn, theo dõi diễn biến hoạt động của các đối tượng, phối hợp với các lực lượng hải quan, biên phòng thường xuyên tuần tra, bắt giữ các đối tượng, đấu tranh với loại tội phạm vận chuyển hàng cấm.
Trong năm 2022, Công an tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện, bắt 649 vụ buôn lậu hàng hóa, thu giữ khoảng 6,2 tỷ đồng. Cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 21 vụ với 28 bị can, xử lý hành chính 525 vụ với 111 đối tượng.
Tại Vĩnh Long, công an toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ hơn 50 vụ tàng trữ, vận chuyển, mua bán thuốc lá điếu nhập lậu. Thượng tá Nguyễn Văn Thánh, Phó trưởng Công an TP. Vĩnh Long cho biết, TP. Vĩnh Long là một trong những địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh. Các đối tượng thường tập trung chủ yếu nhận hàng từ An Giang, Long An đi qua địa bàn thành phố tiêu thụ. Để chủ động đối phó với tội phạm, lãnh đạo Công an TP. Vĩnh Long đã chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác nắm địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tuần tra, kiểm tra trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, kịp thời phát hiện và xử lý trường hợp vi phạm. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh hàng hóa và phát động người dân tham gia tố giác tối phạm.
3
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử
(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem chi tiết