Bài 1: Khó kiểm soát hàng giả, hàng lậu trên mạng


(CHG) Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023, để kích cầu mua sắm của người tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam đã chọn kênh bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, việc chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhất là trên môi trường thương mại điện tử là một việc không dễ dàng, cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng. 
Ảnh minh hoạ.
Trong giai đoạn khó khăn, khi đơn hàng xuất khẩu bị hạn chế thì việc tận dụng kênh thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng.
Từ đầu tháng 12/2022, Bộ Công thương đã kích hoạt ngày hội mua sắm trực tuyến Việt Nam-Online Friday 2022. Chương trình đã thu hút sự tham gia của hơn 70.000 sản phẩm chính hãng với hơn 500 chương trình khuyến mãi của 370 nhà bán hàng là các doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, chương trình Online Friday năm 2022, các nhãn hàng, các doanh nghiệp đã lựa chọn phương thức bán hàng bằng cách livestream (phát sóng trực tiếp) trên nền tảng số để tiếp cận với 60 triệu khách hàng.
Bên cạnh đó, chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022”,được triển khai từ giữa tháng 11 cho đến ngày 22/12 cũng hướng đến mục đích tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu thị trường trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần phục hồi và phát triển kinh tế. Chương trình cũng đã nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong nước, về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp Việt. Chương trình đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực tham gia.
Thông qua các hoạt động nêu trên, hoạt động kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử đã trở thành một loại hình kinh doanh tiên tiến, là xu thế phát triển chung trên toàn cầu. Đây là kênh mua sắm dễ tiếp cận, có phạm vi xuyên biên giới, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Vì vậy, nếu tiếp cận kênh mau sắm này, doanh nghiệp Việt sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng.
Không chỉ bán hàng trong nước, nhiều doanh nghiệp Việt còn xuất khẩu gián tiếp ra nước ngoài thông qua các sàn thương mại điện tử quốc tế. Riêng sàn thương mại điện tử Amaron, Việt Nam đang là top 10 nước có doanh số bán lẻ tăng trưởng trong năm 2022. Hàng hóa “made in Vietnam” xuyên biên giới cùng Amazon phát triển khá tốt, với 10 triệu sản phẩm Việt tại các cửa hàng trực tuyến trên Amazon. Các mặt hàng của doanh nghiệp Việt bán chạy trên sàn thương mại điện tử này là đồ gia dụng, dệt may, sản phẩm sức khỏe, tiện ích gia đình...
Theo đánh giá của các bộ, ngành, địa phương, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tuy không diễn biến quá phức tạp, ít phát sinh các điểm nóng. Nhưng từ khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, tại các địa bàn trọng điểm trên tuyến biên giới Tây Nam, tuyến biển, tuyến đường hàng không và bưu chính quốc tế, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả lại có xu hướng gia tăng.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, trong 9 tháng năm 2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện gần 100.000 vụ việc vi phạm; trong đó hơn 12.200 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; gần 83.000 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; trên 1.800 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; khởi tố 380 vụ với 472 đối tượng; thu nộp ngân sách nhà nước từ các vụ việc vi phạm 7.666 tỷ đồng.
Tính riêng ngành Hải quan, bên cạnh việc tạo thuận lợi thương mại, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng liên tục được tăng cường nhằm tạo môi trường minh bạch, chống thất thu ngân sách nhà nước. Kết quả, trong 10 tháng, toàn ngành Hải quan đã phát hiện gần 14.000 vụ vi phạm với giá trị hàng hóa gần 4.800 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 35 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 113 vụ vi phạm. Trong đó, riêng Cục Hải quan TPHCM phát hiện 2.470 vụ, với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 2.771 tỷ đồng; Xử lý, thu nộp ngân sách nhà nước trên 40,6 tỷ đồng (tăng 186,6% so với cùng kỳ năm 2021), khởi tố 2 vụ; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố trên 50 vụ.
Theo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới vẫn âm thầm diễn ra với phương thức, thủ đoạn tinh vi khó lường, tập trung vào một số hành vi như: Không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa; che dấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng; nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn; hàng hóa vi phạm được cất giấu tinh vi, giấu lẫn trong hàng hóa hợp lệ; lợi dụng các loại hình tạm nhập tái xuất, vận chuyển độc lập, vận chuyển kết hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. 
Tại thị trường nội địa, hàng lậu, hàng giả đang được tuồn vào các cửa hàng tại các trung tâm thương mại lớn, các chuỗi siêu thị, các cửa hàng tiện lợi… 
Trong 10 tháng năm 2022, Cục Quản lý thị trường TPHCM đã kiểm tra 412 vụ tại các điểm thương mại lớn. Lực lượng chức năng đã phát hiện 204 vụ vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, 3 vụ vi phạm về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và 1 vụ buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. Đã tạm giữ trên 345.000 đơn vị sản phẩm, tổng trị giá hàng hóa vi phạm là 7,4 tỷ đồng.
Bà Vũ Thị Minh Ngọc, Quyền Vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: Các sản phẩm được làm giả ngày càng tinh vi, rất khó phát hiện. Việc làm giả này không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất, mà còn xâm phạm nghiêm trọng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Tại các thành phố lớn, bên cạnh lượng hàng lậu được đưa từ biên giới về, các loại hàng giả, hàng nhái cũng được bày bán khá phổ biến, thậm chí còn cạnh tranh trực tiếp với hàng thật. Hàng giả có giá rẻ hơn nhiều so với hàng thật, nên thu hút người tiêu dùng. Việc mua hàng giả là tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, làm thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, trong 10 tháng năm 2022, đã phát hiện và phối hợp cùng cơ quan chức năng xử lý 292 trường hợp bán hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp, con số đó chưa phản ánh đúng thực tế. Điển hình là trong năm 2021, phát hiện và xử lý 394 trường hợp phụ tùng xe máy, xe điện hàng giả hàng nhái, nhưng thực tế, ước tính có tới 5.681 cửa hàng trên toàn quốc có bán hàng giả, hàng nhái.
Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Thị trường, việc kiểm tra, xử lý vi phạm chỉ giải quyết được phần ngọn. Việc cần làm là tuyên truyền để người dân, người mua hàng biết cách phòng tránh, ngăn ngừa hàng giả, hàng lậu.

Khó kiểm soát an toàn thực phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội. 
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/11/2022 nhằm thay thế Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 07/05/2014 của UBND thành phố về việc ban hành Quy định quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quy chế quy định các nội dung phối hợp quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của thành phố theo quy định của pháp luật.
Đối tượng áp dụng gồm: Sở Công Thương, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý liên quan đến hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội; UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Về nguyên tắc phối hợp, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật, các quy định của Nhà nước, quy định của thành phố trong công tác quản lý và phát triển thương mại điện tử. Đồng thời, phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thực tế; phù hợp năng lực quản lý từng cấp, ngành. Công tác phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định. Các cơ quan chủ động giải quyết những vấn đề thuộc trách nhiệm của ngành quản lý, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, nhằm bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống, liên tục, không trùng lặp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân cấp.
Công tác phối hợp quản lý phải thường xuyên, liên tục; phát huy tính chủ động của các cơ quan, đơn vị bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, phù hợp với nhu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao; không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ và cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Với quy chế quy định các nội dung phối hợp quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội, các cơ quan chức năng sẽ thêm công cụ để triển khai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử theo quy định pháp luật.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Bình: Tiêu hủy 33.000 gói xúc xích ăn liền các loại nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, gồm 33.000 gói xúc xích ăn liền các loại hàng hóa nhập lậu, với số tiền phạt 30.000.000 đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Kiểm tra, phát hiện hàng nghìn thực phẩm nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi dừng phương tiện kiểm tra, phát hiện hàng nghìn thực phẩm nhập lậu, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Thu giữ, tiêu hủy số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định xử phạt 04 hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, với tổng mức phạt 124 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra, phát hiện xử phạt các hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và nhãn hiệu Yamaha, với tổng số tiền là 24.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Triệt phá dây sản xuất, buôn bán hàng chục nghìn sản phẩm chống đột quỵ giả

(CHG) Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP Thanh Hóa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả qui mô lớn. Đã cung ứng ra thị trường hơn 20.000 hộp viên, với giá trị tương đương khoảng 50 tỉ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3