Phối hợp xử lý tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu đồ chơi của LEGO


(CHG) Mới đây, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đã có buổi làm việc với Đại diện Tập đoàn LEGO về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhãn hiệu đồ chơi của LEGO tại thị trường Việt Nam.
                       
Tại buổi gặp gỡ, ông Đỗ Việt Tùng, Giám đốc Đối ngoại của Tập đoàn LEGO chia sẻ: “Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đồ chơi xếp hình LEGO diễn ra rất phức tạp và với quy mô lớn trong nhiều năm. Các sản phẩm xâm phạm đa dạng về mặt chủng loại, kênh phân phối, tiêu thụ và việc buôn bán, kinh doanh các sản phẩm này có thể cấu thành các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, xâm phạm quyền tác giả và cạnh tranh không lành mạnh”.
Theo Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, năm 2022, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nhiều vụ vi phạm liên quan đến thương hiệu LEGO. Các hành vi chủ yếu là kinh doanh hàng hóa nhập lậu, xâm phạm nhãn hiệu, giả nhãn hiệu LEGO. Trong số đó, nổi bật là 7 vụ việc ở 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Dương, Sóc Trăng, thu giữ trên 2.400 sản phẩm, xử phạt gần 100 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường cũng gặp phải những khó khăn trong việc nhận biết, phân biệt các vi phạm liên quan đến thương hiệu LEGO. Bên cạnh đó, các kiểu dáng, mẫu mã đồ chơi thay đổi liên tục nên khó xử lý vi phạm liên quan đến quyền tác giả, cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt, do giá có sự chênh lệnh lớn nên người tiêu dùng thường có xu hướng  mua hàng giá rẻ phù hợp với thu nhập nhưng có kiểu dáng, mẫu mã tương tự như sản phẩm LEGO chính hãng.
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của Tập đoàn LEGO tại Việt Nam, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh khẳng định, trong thời gian tới sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tập đoàn LEGO.
Lãnh đạo Tổng cục mong muốn trong thời gian tới, Tập đoàn LEGO sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc phân biệt các sản phẩm đồ chơi LEGO chính hãng, những tác hại không mong muốn trong việc sử dụng hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, quyền tác giả của Tập đoàn LEGO./.
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3