(CHG) Long Beach, một trung tâm chuyên kinh doanh về các sản phẩm đồ lưu niệm dành cho khách du lịch nổi tiếng tại Phú Quốc. Ngoài kinh doanh ngọc trai và các sản phẩm liên quan đến trầm, nơi đây luôn đem đến cho du khách những “bất ngờ” bởi giá cả của một số sản phẩm hàng hóa gắn mác “hàng hiệu”, giá rất rẻ(?)
Phú Quốc vẫn luôn được đánh giá là thành phố hội tụ đầy tiềm năng lớn để phát triển nghành du lịch, góp phần định vị du lịch Việt Nam trên bản đồ ngành du lịch thế giới. Vì thế, muốn đưa ngành công nghiệp không khói phát triển, ngoài việc triển khai xây dựng hạ tầng du lịch bài bản, đồng bộ, xây dựng chính sách phù hợp, cũng như chủ động thúc đẩy các ngành thương mại, dịch vụ phụ trợ, mang đậm nét văn hóa, bản sắc của địa phương, của hồn cốt quê hương đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, làm quà lưu niệm của mỗi du khách.
Hàng hóa vi phạm các quy định của Pháp luật trong việc ghi nhãn.
Chính vì điều đó, năm 2023, doanh thu từ ngành du lịch tại Phú Quốc đạt 6.800 tỷ đồng, tăng 49 lần so với 20 năm trước. Biến Phú Quốc từ một huyện đảo ít người biết, đến năm 2023, Phú Quốc đón trên 5,5 triệu lượt du khách, tăng hơn 42 lần so với cách đây 20 năm.
Chị AnNa Dương, một du khách Việt Kiều chia sẻ: “Tôi và gia đình đã nhiều lần đến Phú Quốc nghỉ dưỡng. Cảm nhận của tôi về Phú Quốc rất tuyệt vời: con người thân thiện; cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời, dịch vụ nghỉ dưỡng rất phải chăng... nhất là “hàng hiệu” tại đây giả rẻ lắm, hôm qua tôi mua chiếc mũ thời trang mang thương hiệu Adidas tại trung tâm trang sức ngọc trai- Spa Long Beach chỉ có giá 140 nghìn đồng”.
Chính vì giá rẻ đến “bất thường” cho nên chị AnNa Dương cũng khó tránh khỏi băn khoăn: “Không biết những sản phẩm đó có đúng hãng không. Nếu là hàng chính hãng thì quá tốt cho người tiêu dùng. Còn nếu là hàng nhái, hàng giả thì sẽ là một “điểm trừ” đối với sự phát triển của du lịch Phú Quốc”.
Băn khoăn của chị AnNa Dương cũng là băn khoăn của rất nhiều du khách, bởi vậy ngày 02/7/2024, sau khi tiếp nhận thông tin từ người tiêu dùng tại Phú Quốc, Quỹ Chống hàng giả đã bàn giao thông tin tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả (CHG).
Quá trình khảo sát phóng viên nhận thấy: Trung tâm trang sức Ngọc trai- Spa Long Beach là đơn vị chuyên kinh đồ lưu niệm lớn nhất nhì Phú Quốc với các sản phẩm được chế tác từ ngọc trai, trầm hương, thời trang và phụ kiện thời trang... Với địa thế vô cùng đắc địa, cùng đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp, nơi đây luôn là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.
Sản phẩm thời trang không hợp quy được bày bán tràn lan tại Trung Tâm trang sức Ngọc trai- Spa Long Beach.
Tại khu vực kinh doanh sản phẩm thời trang, phụ kiện thời trang, phóng viên nhận thấy hàng hóa tại đây rất phong phú và đa dạng: quần, áo; túi xách; kính mắt; ví da; dây thắt lưng; mũ thời trang... cùng phụ kiện thời trang. Các sản phẩm này có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đồng.
Lấy làm lạ, nhiều sản phẩm bày bán tại đây vi phạm trong việc ghi nhãn hàng hóa: không có tên, địa chỉ của thương nhân vị chịu trách nhiệm về sản phẩm; không có hướng dẫn sử dụng; không có thông tin cảnh báo;... thậm chí ngay cả tên của sản phẩm cũng không được thể hiện trên nhãn hàng hóa.
Nhiều sản phẩm là thời trang được sản xuất từ nguyên liệu lụa, bông, vải, sợi như: quần, áo; khăn quàng cổ; mũ thời trang... trên nhãn của hàng hóa không thể hiện hợp quy. Một số sản phẩm có nhãn gốc là tiếng nước ngoài, thế nhưng không được dán nhãn phụ tiếng Việt, gây khó khăn cho người chọn mua và sử dụng sản phẩm.
Điều “thú vị” mà Trung tâm Long Beach dành cho du khách đó chính là các sản phẩm “hàng hiệu”: Adidas; Gucci; Chanel; NY; Dior... có giá vô cùng rẻ, khiến không ít người tiêu dùng sau khi mua xong đều có cảm giác như đây là hàng giả mạo(!)
Trước câu hỏi của phóng viên về việc sản phẩm mũ Adidas tại đây có phải là hàng chính hãng hay không, một nhân viên tại đây cho biết: “Sản phẩm (mũ) Adidas này là hàng bình thường, không phải hàng xịn. Hàng xịn lên tới tiền triệu cơ”.
Nghi vấn Trung tâm Long Beach kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Mũ Adidas chính hãng hãng được một đơn vị bán trên nền tảng mạng xã hội với giá 700 nghìn đồng (ảnh bên trái). Tại Trung Tâm Long Beach chiếc mũ tương tự có giá rẻ bất thường: 150 nghìn đồng (ảnh bên phải).
Chia sẻ của lái xe taxi đưa chúng tôi đến Long Beach, người này cho biết: “Em đưa các anh tới đó, kể cả không mua gì em cũng được đơn vị cho 50 nghìn đồng một lần đưa khách tới đây. Ngoài ra, các anh mua hàng tại đây thì chúng em được thêm phần trăm” (!)
Chia sẻ của nhân viên Trung tâm Long Beach, cũng như của người lái xe taxi đã cho thấy một phần góc khuất của đơn vị này. Dẫu biết “đất” du lịch thường đi kèm với giá trị gia tăng của dịch vụ. Tuy nhiên, có nhất thiết Trung tâm Long Beach phải bày bán “hàng hiệu” loại “bình thường” để gia tăng lợi nhuận.
Thành ngữ Việt Nam có câu: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, vậy Trung tâm Long Beach đang mua danh hay bán danh(?)
Nhằm đưa thông tin đa chiều về nguồn gốc xuất xứ những sản phẩm hàng hóa bày bán tại Trung tâm Long Beach và một số đơn vị khác như: siêu thị Sơn Hải, địa chỉ 91 đường trần Hưng Đạo; siêu thị Bùi Mart, địa chỉ 24-26 đường Lý Thường Kiệt; siêu thị K+ Mart, đường Đông Cửa Cạn, siêu thị K+ Mart, đường bãi Ông Lang... ngày 12/7/2024, phóng viên Tạp chí CHG có buổi trao đổi thông tin với một cán bộ Đội Quản lý thị trường số 4 (xin được dấu tên). Với nội dung thông tin: những đơn vị trên kinh doanh sản phẩm hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật trong việc ghi nhãn sản phẩm; kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ; kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại việt nam; kinh doanh sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu...
Trong quá trình trao đổi, đồng chí này cho rằng: “Trung tâm này lớn (Long Baech), chúng tôi có đi du lịch, tham quan và khảo sát ở đó... nhưng không phát hiện hàng hóa giả mạo ở đó... Trung tâm này đi vào hoạt động cũng lâu rồi, chúng tôi chưa phát hiện được vi phạm”.
Sau khi được phóng viên cung cấp một số hình ảnh đang bày bán tại đây, người này cho rằng: “Hàng có ghi chữ Adidas, nhưng có giá rẻ quá, ... hàng hóa không có tên tuổi, không có gì hết, không có nhãn phụ, không có thông tin sản xuất...”.
Một Trung tâm kinh doanh đồ lưu niệm hoạt động đã lâu, có nhiều vi phạm trong việc kinh doanh hàng tiêu dùng, tuy nhiên, phía Đội Quản lý thị trường số 4 chỉ khảo sát trong quá trình đi tham quan, du lịch... và không phát hiện ra điều gì bất thường tại đây, phải chăng đơn vị này chưa thực sự nắm bắt và bám sát địa bàn (!,?)
Bài viết nhằm truyền tải thông tin do người tiêu dùng cung cấp, cũng như góp một tiếng nói nhỏ, nêu nên hiện tượng chưa tốt về các đơn vị kinh doanh tại đây. Rất mong phía cơ quan chức năng thành phố Phú Quốc đón nhận thông tin và kịp thời xử lý.
Trao đổi với ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về các chế tài liên quan tới việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, ông Giang cho biết: “Giả mạo nhãn hiệu hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính với mức phạt tiền lên đến 50 triệu đồng hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Thuật ngữ này được sử dụng từ lâu và phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”. Theo Luật SHTT thì nhãn hiệu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (khoản 16 Điều 4). Chức năng của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất, cung ứng khác nhau nên một tổ chức, cá nhân có thể sử dụng và đăng ký bảo hộ cho một hoặc nhiều nhãn hiệu nhằm phù hợp với nhu cầu kinh doanh từng chủng loại và từng khu vực cụ thể, theo quy định của pháp luật”. Đồng thời ông Giang cũng cho biết thêm: “Thực tế cho thấy, nhiều tổ chức, cá nhân vì mục đích thu lợi bất chính hoặc làm giảm uy tín để cạnh tranh không lành mạnh mà xâm phạm nghiêm trọng đến nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân khác đã được đăng ký bảo hộ thông qua hành vi giả mạo nhãn hiệu đó. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ vi phạm việc giả mạo nhãn hiệu hàng hóa sẽ có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”. |
(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.
Xem chi tiết(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 24/7, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 cơ sở giết mổ động vật trái phép tại phường Phước Tân, TP.Biên Hoà, Đồng Nai.
Xem chi tiết