LTS: Vấn nạn sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa gian lận thương mại và hàng hóa nhập lậu... không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tiêu dùng của người dân, mà còn tạo lên những tác động tiêu cực vô cùng lớn tới kinh tế, xã hội của các địa phương. Vấn nạn trên làm cho niềm tin của người tiêu dùng bị suy giảm, tính minh bạch của thị trường bị sói mòn, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xâm hại, thậm chí sự hoài nghi của người tiêu dùng với chính cơ quan chức năng bị suy giảm.
Bởi vậy, trước thông tin người tiêu dùng cung cấp tới Quỹ Chống hàng giả về việc hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ “bủa vây” thành phố Phú Quốc, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã khảo sát một số đơn vị kinh doanh trên địa bàn thành phố. Điều đáng phải suy ngẫm sau khi kết thúc quá trình khảo sát, phóng viên nhận thấy nhiều đơn vị tại đây kinh doanh hàng hóa rất “lộ cộ”.
Thực tế, qua quá trình khảo sát của phóng viên Tạp chí CHG (theo bàn giao thông tin từ Quỹ Chống hàng giả) tại một số siêu thị như: Siêu thị Hải Sơn, địa chỉ 91 đường Trần Hưng Đạo; Siêu thị Bùi Mart, địa chỉ 24-26 Lý thường Kiệt; Siêu thị K+Mark, đường Đông Cửa Cạn; Siêu thị K+Mark, địa chỉ bãi Ông Lang; Siêu thị Dugong Mart, tổ 4, khu phố 6, phường An Thới... những địa điểm kinh doanh trên hầu hết đều có dấu hiệu vi phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng.
Các siêu thị K+ Mark, siêu thị Bùi Mart, Siêu thị Hải Sơn và siêu thị Dugong Mart có dấu hiệu vi phạm về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trong đó các hành vi chủ yếu: vi phạm về việc ghi nhãn, dấu hiệu vi phạm về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; dấu hiệu vi phạm về hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại... tại các nhóm hàng tiêu dùng: Thời trang và phụ kiên quần, áo, giày, dép, khăn mặt...; nhóm hàng hóa mỹ phẩm như dầu gội, dầu xả, sữa tắm...; nhóm hàng thực phẩm như sữa, bánh, kẹo, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe; nhóm hàng liên quan tới đối tượng tiêu dùng là trẻ em: đồ chơi bằng nhựa, súng nhựa, quần- áo, giày- dép... Điều đặc biệt nguy hại, những đơn vị trên đều có có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam: Gucci, Chanel, Dior, Louis Vuition, NY, Adidas… và “chình ình” một cách công khai trên giá kệ. Riêng đối với các loại hàng hóa liên quan tới những sản phẩm thời trang, phụ kiện thời trang được sản xuất từ bông, vải, sợi bày bán trong các siêu thị này đều không thể hiện hợp quy trên sản phẩm.
Hàng hóa đang bày bán tại Siêu thị K+Mark như túi xách, balo, mũ lưỡi trai...có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Hàng hóa có dấu hiệu vi phạm về nhãn hàng hóa đang bày bán tại Siêu thị K+Mark.
Hàng hóa được bày bán tại Siêu thị Hải Sơn Mart có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Hàng hóa đang được bày bán tại Siêu thị Bùi Mart "trắng" thông tin về nhãn phụ tiếng Việt.
Cá biệt, tại Siêu thị Dugong Mart, tổ 4, khu phố 6, phường An Thới, ngoài việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu ra, hoa quả bày bán tại đơn vị này còn có dấu hiệu giả mạo về nguồn gốc xuất xứ (mà cụ thể ở đây là những trái lê được giới thiệu là có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc).
Có hay không phía Siêu thị Dugong đang lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của những trái lê mang tên "Lê sữa Hàn Quốc" ?
Hàng hóa đang được bày bán tại Siêu thị Dugong Mart "trắng" thông tin về nhãn phụ tiếng Việt, không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.
Ở bài viết trước đó: “Phú Quốc (Kiên Giang): Khách du lịch bất ngờ về giá của “hàng hiệu” bày bán tại trung tâm Long Beach”, chúng tôi đã kịp thời thông tin tới Đội Quản lý thị trường phụ trách địa bàn Phú Quốc, cũng như thông tin đến UBND huyện Phú Quốc về một số đơn vị có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng. Có thể các cơ quan chức năng của huyện đang trong quá trình thẩm tra, xác minh hoặc đã kiểm tra, đang chờ xử lý.
Việc phòng- chống hàng giả, hàng nhái, hàng hóa buôn lậu, hàng gian lận thương mại... và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đòi hỏi các đơn vị liên quan phải thật khẩn trương, kịp thời và công tâm, có như vậy mới làm trong sạch, lành mạnh thị trường.
Thị trường hàng tiêu dùng tại Phú Quốc có những đặc thù rất riêng biệt. Ngoài việc phục vụ người dân địa phương, hàng hóa tại đây chủ yếu là phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước. Vì vậy, nếu quá mải mê vào những chỉ số tịnh tiến của ngành du lịch, cũng như doanh thu của ngành này mang lại cho thành phố, mà không phát triển chiều sâu, tính bền vững của ngành thương mại, dịch vụ (nhất là những sản phẩm hàng hóa liên quan đến làm du khách mua làm đồ lưu niệm), vô hình chung tiếng xấu không mong muốn sẽ vô tình làm “tổn thương” đến sự phát triển của một ngành nghề chủ lực.
Liên quan đến nội dung bài viết, ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh Văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho rằng: “Theo quy định tại Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 thì người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp và có quyền yêu cầu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả; trường hợp có phát sinh tranh chấp thì có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình”. Bên cạnh đó, ông Hoan cũng cho biết thêm: “Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP tùy từng mức độ hành vi vi phạm mà có thể cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu hàng hóa, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; Trong đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức”. |
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.
Xem chi tiết(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem chi tiết