Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Q.H
42.776 vụ việc vi phạm bị phát hiện, xử lý trong quý 3/2022
Đây là số lượng vụ việc mà các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý trong quý 3/2022, tăng 22,82% so với cùng kỳ năm 2022. Trong số này có 7.032 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 847 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ và 34.897 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế;
Qua xử lý, các lực lượng chức năng đã thu nộp ngân sách nhà nước 3.938 tỷ đồng, tăng 58,05% so với cùng kỳ năm 2022; khởi tố 94 vụ, giảm 45,98% so với cùng kỳ năm 2022; khởi tố 220 đối tượng, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 99.975 vụ việc vi phạm, giảm 3,79% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó có 12.275 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 82.678 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 1.866 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách 7.666 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021; khởi tố 380 vụ, giảm 76,47% so với cùng kỳ năm 2021; khởi tố 472 đối tượng, giảm 78,03% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ngành, địa phương trên cả nước đã chủ động triển khai hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Nhiều vụ việc vi phạm đã được lực lượng chức năng xử lý kịp thời, đúng đối tượng, mang tính răn đe cao. Tuy nhiên, lợi dụng thương mại điện tử, các đối tượng lợi dụng để bán hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ. Việc xác minh, truy tìm, xử lý vụ việc của lực lượng chức năng gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, các hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng giả theo phương thức truyền thống trên biên giới phía Bắc tuy đã giảm nhưng lại chuyển sang cách thức buôn lậu khác. Các đối tượng đã nhập lậu hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi xé lẻ ra, trà trộn với hàng hóa thông thường, sử dụng hóa đơn chứng từ khống, thay thế nhãn mác ... để đưa vào thị trường nội địa.
Số lượng lớn vàng, tiền và vật chứng trong vụ buôn lậu bị ban chuyên án thu giữ. Ảnh: Bộ Công an
Cuối năm, cần triển khai cao điểm đấu tranh chống buôn lậu
Quý 3/2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam và trên thế giới cơ bản được kiểm soát. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, hoạt động buôn bán hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng.
Ở các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ các tỉnh phía nam, hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép (vàng và ngoại tệ) qua biên giới sôi động trở lại. Các đối tượng có thể đưa qua biên giới cả trăm ký lô vàng trong vòng 1 ngày và một lượng ngoại tệ lớn có giá trị nhiều tỷ đồng.
Thực tế, đối với vàng, phần lớn nhập lậu là vàng nguyên liệu do thị trường trong nước không còn nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng nữ trang từ năm 2013. Giá vàng trong nước và thế giới cũng có sự chênh lệch rất lớn.
Tình hình buôn lậu ngoại tệ cũng diễn ra phức tạp. Lực lượng công an phối hợp với Tổng cục Hải quan, đơn vị thuế đã từng triệt phá một đường dây vận chuyển ngoại tệ giữa trong và ngoài nước thông qua hình thức hợp đồng ngoại thương giả trong các giao dịch của ngân hàng, hải quan, thuế... Thủ đoạn buôn lậu mới này khá tinh vi với số lượng giao dịch lớn.
Trên biển, hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt sôi động ở những mặt hàng mang lại lợi nhuận cao như dầu DO, FO, xăng ..
Thời gian tới, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia lưu ý, hiện nay, chỉ còn hoạt động vận chuyển thuốc lá lậu qua miền Tây là còn theo phương thức công khai qua đường mòn lối mở biên giới; phương thức buôn lậu đã tinh vi hơn nhờ lợi dụng việc thành lập các doanh nghiệp mở tờ khai, nhập khẩu hàng hóa qua đường chính ngạch. Doanh nghiệp cũng lợi dụng chính sách ưu đãi để buôn lậu, lẩn tránh xuất xứ và trốn thuế.
Các cơ quan chức năng nhận định, thời gian tới, tình trạng buôn lậu sẽ gia tăng, nhất là trong dọp trước, trong và sau Tết. Do đó, cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý đối với các mặt hàng “nóng” như rượu, bia, thuốc lá, pháo nổ, vàng, ngoại tệ...
Đánh giá cao các kết quả mà các lực lượng chức năng đã đạt được trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong quý 3/2022 nhưng Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong triển khai nhiệm vụ. Với những yêu cầu như sau:
Thứ nhất, đề nghị các lực lượng chức năng tập trung xác định rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp cần khắc phục.
Thứ hai, quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022; thực hiện có hiệu quả kế hoạch số 92 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia.
Thứ ba, từ nay đến cuối năm 2022, khi tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, cần tăng cường tuyên truyền để lan tỏa các cá nhân, tập thể tốt trong công tác này, kịp thời cảnh báo phương thức, thủ đoạn, các vụ việc do lực lượng chức năng bắt giữ.
Thứ tư, xây dựng chương trình, kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên Đán Quý Mão 2023.
Thứ năm, tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, tạo sức mạnh đồng bộ, tập trung quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.
Xem chi tiết(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem chi tiết