(CHG) Trong năm 2022, Đội QLTT số 5 Cục QLTT Thái Nguyên đã kiểm tra 79 vụ vi phạm về lĩnh vực an toàn thực phẩm. Trong đó, phát hiện và xử lý 69 vụ vi phạm, xử phạt hành chính trên 170 triệu đồng; trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy trên 130 triệu đồng.
Đội QLTT số 5 kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên địa bàn.
Ngay từ đầu năm, Đội QLTT số 5 đã triển khai đến các tổ công tác thường xuyên nắm bắt địa bàn; kiểm tra, kiểm soát, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thực phẩm chế biến, bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công thương nhằm thu thập thông tin, tiến hành kiểm tra đột xuất, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Trong đó, các hành vi vi phạm chủ yếu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đội QLTT số 5 cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường về an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán; Tháng hành động vì an toàn thực phẩm; Tết Trung thu; Tết thiếu nhi... phối hợp với cơ quan truyền thông, báo chí tại địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Kết hợp với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, kém chất lượng. Phối hợp với các cơ quan chức năng cung cấp thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu vi phạm để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết quả, trong năm 2022, Đội QLTT số 5 đã kiểm tra 79 vụ, trong đó phát hiện, xử lý 69 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 171.025.000 đồng; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá 131.490.000 đồng. Các loại hàng hóa vi phạm gồm bánh kẹo các loại, nước giải khát, rượu, hoa quả nhập khẩu, thịt đông lạnh các loại, bột ngọt giả nhãn hiệu, thực phẩm chức năng,…
Đơn vị cũng đã chỉ đạo các tổ công tác thực hiện hậu kiểm đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương. Kết quả đã kiểm tra, xử lý 4 vụ với số tiền xử phạt 4.550.000 đồng, trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy là 4.730.000 đồng.
Thực hiện kế hoạch cao điểm đảm bảo an toàn thực phẩm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Đội QLTT số 5 sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, tuyền truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; tích cực phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm góp phần nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm và sức khỏe của người dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường.
0
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử
(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem chi tiết