(CHG) Chỉ trong 2 ngày, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục QLTT tỉnh Phú Yên đã liên tiếp phát hiện 2 vụ vận chuyển số lượng lớn hàng hóa vi phạm về nhãn mác, tạm giữ tang vật vi phạm gồm 35 tấn đường cát trắng do Thái Lan sản xuất và 1.200 bì kẹo hiệu Bati Princess. Tất cả số hàng hóa trên không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Thực hiện kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022 của Cục QLTT tỉnh Phú Yên, Đội QLTT số 1 (ngày 25/11) đã phối hợp với Phòng PC08 Công an tỉnh Phú Yên tiến hành kiểm tra ô tô tải BKS 36H-017.81 khi đang di chuyển theo hướng Bắc - Nam. Đoàn công tác phát hiện trên xe đang vận chuyển 700 bao đường cát trắng (loại 50kg/bao) do Thailand sản xuất. Tổng trọng lượng lên đến 35 tấn.
Số đường cát bị tạm giữ.
Người điều khiển phương tiện là ông Trần Mạnh Cường (SN 1982, hiện ở tại TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Cường đã xuất trình hóa đơn bán hàng có địa chỉ bên bán tại tỉnh Quảng Trị, đối chiếu hàng hóa trên xe phù hợp với số lượng hàng hóa trong hóa đơn. Tuy nhiên, toàn bộ số đường cát này, trên bao bì không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, hàng hóa không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Đội QLTT số 1 đã tiến hành lập biên bản tạm giữ 35 tấn đường cát trên để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đội Quản lý thị trường số 1 (ngày 26/11) tiếp tục phối hợp với Phòng PC08 Công an tỉnh Phú Yên kiểm tra xe ô tô tải BKS 49C-229.28, do ông Nguyễn Văn Đoàn (SN 1987, trú huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) điều khiển. Lực lượng chức năng phát hiện trên xe đang vận chuyển 1.200 bì kẹo hiệu Bati Princess loại 180g do Trung Quốc sản xuất nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Thời điểm kiểm tra, tài xế Đoàn cũng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của số kẹo trên. Đội QLTT số 1 đã lập biên bản tạm giữ 1.200 bì kẹo để xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định.
Lực lượng chức năng đang kiểm đếm tang vật vi phạm bị tạm giữ
Dịp cuối năm, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa có chiều hướng ngày càng tăng cao, để đảm bảo thị trường ổn định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục QLTT Phú Yên đã chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; cương quyết đấu tranh phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lượng, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật nhằm bảo đảm quyền kinh doanh chính đáng của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu đùng trước thềm năm mới 2023.
0
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết