(CHG) Gần 900 sản phẩm mỹ phẩm và 45 sản phẩm thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ có trị giá 35.096.000 đồng vừa bị Cục QLTT tỉnh Hải Dương thu giữ, đồng thời xử phạt hộ kinh doanh với số tiền 25 triệu đồng.
Ngày 14 tháng 6 năm 2023, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Nam (có địa chỉ tại số 7 ngõ 34, đường Lý Quốc Bảo, phường Nhị Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) do ông Nguyễn Văn Nam (trú tại số 78A Phan Chu Trinh, phường Nhị Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) làm chủ hộ với số tiền 25 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Đồng thời, tịch thu 874 sản phẩm mỹ phẩm và 45 sản phẩm thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ có trị giá 35.096.000 đồng.
Trước đó, trên cơ sở thông tin tiếp nhận, ngày 07 tháng 6 năm 2023, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã có văn bản chỉ đạo Đội QLTT số 1 kiểm tra đột xuất đối với cửa hàng Phương Nam (địa điểm kinh doanh của Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Nam) tại số 7 ngõ 34, đường Lý Quốc Bảo, phường Nhị Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Qua kiểm tra xác định tại cửa hàng ngoài nhiều loại hàng hóa là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn, chứng từ theo quy định còn có số hàng hóa nêu trên không có hóa đơn, chứng từ hoặc tài liệu, giấy tờ, thông tin có liên quan theo quy định, là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Liên quan tới hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trước đó ngày 5/6, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương cũng đã ban hành Quyết định xử phạt đối với Hộ kinh doanh N.T.T. do bà N.T.T. làm chủ tại Vũ Hựu, Hải Dương với số tiền 25 triệu đồng; đồng thời, tịch thu 266 sản phẩm mỹ phẩm các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ có trị giá trên 32 triệu đồng.
Cụ thể các sản phẩm mỹ phẩm gồm mặt nạ tế bào gốc Suzhou; xà phòng muối biển; Kem chống nắng Innisfree; dưỡng da tay Lao zhuan; kem dưỡng da tay Vitamin E; dầu gội đầu Weilaiya; sữa tắm Method Body; sữa rửa mặt Hebeheba; xịt chống nắng Sivanna Colors; kem dưỡng da tay Vaseline không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định.
Theo quy định, hàng hóa mang từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan và phải đảm bảo hàng hóa có hóa đơn, chứng từ đầy đủ; đồng thời phải đóng các loại thuế, phí theo quy định. Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh bán các sản phẩm hàng hóa nhập lậu (không có hóa đơn, chứng từ) sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020 xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, mức phạt tiền sẽ phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa nhập lậu. Giá trị hàng hóa càng cao thì mức phạt càng lớn. Mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 500.000đ đến 1 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3 triệu đồng. Mức phạt cao nhất cho hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là phạt tiền 40 - 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm. |
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.
Xem chi tiết(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem chi tiết