Cần phát huy quyền được biết nguồn gốc xuất xứ hàng hóa


(CHG) Hiện nay thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam là tạt qua chợ mua, ghé mua vừa tiện vừa rẻ. Nhưng vô hình chung người tiêu dùng đã tạo điều kiện để hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ phát triển. Do vậy, người tiêu dùng cần phát huy quyền được truy xuất nguồn gốc hàng hoá để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cần phát huy quyền được biết nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Ảnh minh hoạ

Mới đây, thông tin rau sạch rởm được đưa vào tiêu thụ tại Winmart, Tiki Ngon được người tiêu dùng rất quan tâm và gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng ngày càng khắt khe. Do đó, việc truy xuất nguồn gốc là một giải pháp hữu hiệu giúp người dùng truy xuất, tìm hiểu về thông tin nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hàng hóa, truy ngược từ sản phẩm đang được bày bán trên kệ hàng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng nhiều người tiêu dùng Việt Nam còn đang khá dễ dãi trong việc mua bán. Người tiêu dùng cần phát huy quyền được biết xuất xứ thực phẩm mình sử dụng. Thế nhưng phần lớn người dùng đang có thói quen tiện là ghé mua, giá cả rẻ là được, chẳng quan tâm xuất xứ. 

Do đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng thay đổi thói quen lựa chọn, tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, từ đó buộc người sản xuất cũng phải thay đổi theo.

Từ thực tế, hiện nay nhu cầu về thực phẩm sạch của người tiêu dùng rất lớn nhưng các doanh nghiệp sản xuất bài bản, chuyên nghiệp lại đang gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan Quản lý nhà nước cũng như người tiêu dùng luôn mong muốn sản phẩm được truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn. 

Hiện nay, rất nhiều sản phẩm sản xuất trong nước lại có giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu do thiếu liên kết chuỗi. Với việc áp dụng liên kết sản xuất, sẽ tạo được tiếng nói chung cho các công đoạn, từ đó đảm bảo việc giam sát an toàn thực phẩm thông qua trách nhiệm hợp đồng, phát triển nền sản xuất hàng hóa tập trung, từng bước giảm thiểu nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.

Trong thời gian tới, cần quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sẽ tạo ra lợi ích cho tất cả các bên từ người tiêu dùng, người sản xuất kinh doanh tới cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, người tiêu dùng sẽ tiếp cận được các sản phẩm an toàn, phân biệt được sản phẩm đã được kiểm soát an toàn, người sản xuất kinh doanh sẽ tăng sản lượng và giá trị sản xuất kinh doanh nhờ niềm tin và sự trung thành của người tiêu dùng với sản phẩm an toàn thực phẩm. Cơ quan Nhà nước sẽ kiểm soát được an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất, truy xuất được nguồn gốc và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3