Ngay trên dòng suối, những chiếc sà lan, tàu thuyền cỡ lớn với máy hút cát và những vòi rồng đua nhau bơm cát trực tiếp lên bờ. Hai bên bờ suối một số đoạn đã bị sạt lở nghiêm trọng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, bãi tập kết cát này được xác định là của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng và dịch vụ Phát Hải Nam (DN Phát Hải Nam). Thời điểm chúng tôi có mặt, trên bãi cát còn có một chiếc máy múc đang múc cát lên một chiếc xe công nông và một chiếc xe ben mang BKS 48C-063.00.
Trao đổi với phóng viên, một người dân (xin được giấu tên) có đất canh tác gần bãi tập kết cát cho biết, hoạt động khai thác cát nơi đây đã diễn ra gần 3 năm nay và mọi hoạt động rầm rộ thường diễn ra vào ban đêm.
Theo người dân này cho biết thêm, ngoài bãi tập kết cát chính ở bờ suối thì doanh nghiệp này còn có một bãi tập kết chính ở ngoài đường.
“Ban ngày thì ít hơn nhưng khi đêm xuống, hoạt động khai thác cát diễn ra như đại công trường, điện đỏ suốt đêm. Sau khi khai thác lên bãi, doanh nghiệp đã liên tiếp cho xe vận chuyển ra ngoài để tiêu thụ”, người dân này cho hay.
Để ghi nhận theo phản ánh của người dân, chúng tôi đi dọc theo con suối Đắk Rí từ vị trí bãi tập kết cát về phía hạ nguồn. Trên suốt dòng suối, nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng lấn sâu vào đất canh tác của người dân. Tại khu vực chân cầu Đắk Pri trên Quốc lộ 28, một người dân bức xúc cho biết, ban đầu nghe triển khai dự án nạo vét, nắn dòng người dân rất đồng tình, ủng hộ bởi sau khi dòng suối được nạo vét sẽ giảm thiểu tình trạng ngập úng cánh đồng của người dân. “Kể từ khi doanh nghiệp hút cát, tình trạng sạt lở bờ suối Đắk Rí trở nên rất nghiêm trọng. Rất nhiều diện tích hoa màu của bà con đã bị sạt lở, một số vị trí sạt lở đã đến sát nhà dân. Người dân đã làm đơn kiến nghị, tố cáo, tuy nhiên, các cấp chính quyền đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý gì”, người này bức xúc nói.
Đem vấn đề trên trao đổi với ông Hồ Quốc Bảo, Chủ tịch UBND xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông cho biết, DN Phát Hải Nam được UBND huyện phê duyệt triển khai dự án nạo vét, nắn dòng suối Đắk Rí từ năm 2019 và đến đầu năm 2020 thì triển khai. Ngay từ khi doanh nghiệp này bắt đầu triển khai nạo vét, nắn dòng suối, nhiều người dân trong xã đã phản ánh doanh nghiệp khai thác cát chứ không phải nạo vét.
Trong khi đó, làm việc với phóng viên, ông Lê Phước Hải, chủ DN Phát Hải Nam thừa nhận, trong quá trình triển khai nạo vét dòng suối thì phát hiện nơi đây có rất nhiều cát nhưng doanh nghiệp chỉ mang cát này “đi đổ”.
“Việc tận thu cát là theo chỉ đạo của chính quyền, không phải ý định của doanh nghiệp. Trong khi đó, các thủ tục cấp phép, gia hạn rất lòng vòng, mất thời gian, khiến cho việc triển khai dự án và tận thu cát của doanh nghiệp bị trắc trở, thời gian thực tế không bao nhiêu. Hai tháng trở lại đây, tôi đã hợp đồng với một doanh nghiệp khác triển khai dự án nạo vét suối”, ông Hải cho hay.
Trong khi đó, ông Nguyễn Chung Huy, Trưởng phòng TNMT huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông cho biết, khu vực suối Đắk Rí, đoạn qua xã Đức Xuyên thường bị ngập úng mỗi lần thuỷ điện ở thượng nguồn xả lũ.
“Năm 2019, huyện có chủ trương triển khai dự án nạo vét suối Đắk Rí nhưng không có vốn triển khai. Huyện kêu gọi xã hội hoá thì DN Phát Hải Nam đề nghị tự bỏ vốn thực hiện dự án và tận dụng bùn đất từ quá trình nạo vét, nắn dòng suối để phục vụ san lấp. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thì huyện phát hiện thứ doanh nghiệp tận thu không phải đất mà là cát. Do đó đơn vị đã có đề nghị dừng lại, kiến nghị lên Sở TNMT xuống đánh giá, xác định trong đó là có cát, phải đưa vào dạng tận thu khoáng sản. Sở cũng đã cho chủ trương để tận thu khoáng sản cát, thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định, tránh thất thoát ngân sách”, ông Huy cho hay.
Cũng theo ông Huy, dự án nạo vét, nắn dòng suối Đắk Rí do UBND huyện Krông Nô cấp phép đã hết hạn vào 20-12-2021, còn giấy phép tận thu cát do UBND tỉnh Đắk Nông cấp đã hết hạn vào 15-4-2021. Hiện nay, doanh nghiệp đang xin gia hạn thời gian triển khai dự án nạo vét, nắn dòng suối và gia hạn thời gian tận thu cát. Trong lúc chờ quyết định của cấp có thẩm quyền, huyện đã chỉ đạo doanh nghiệp dừng khai thác cát.
Nguồn: Báo Công An Nhân Dân
Đề tài Giải pháp phát triển logistics Vùng đồng bằng sông Cửu Long do ThS. Trần Thị Hoa Lý (Trường Đại học Điện lực) thực hiện
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Những xu hướng và thách thức trong lĩnh vực chuyển đổi số đối với nhà máy sản xuất" do Nguyễn Anh Vũ (Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.
Xem chi tiếtBài nghiên cứu "Một số vấn đề về địa vị pháp lý của tổ chức tín dụng theo Luật Các Tổ chức tín dụng 2024" do Phan Thỵ Tường Vi (Khoa Luật, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem chi tiếtBài nghiên cứu "Kinh tế đêm - mô hình kinh tế đầy tiềm năng của Thành phố Hồ Chí Minh" do ThS. GVC. Trần Bá Thọ (Khoa Kinh tế, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nghiên cứu về việc xây dựng các trung tâm chi phí nhằm kiểm soát chi phí của các bộ phận trong Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp do TS. Đinh Thị Kim Xuyến (Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiết