Kỳ 2: Cần chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới của Nhà nước


(CHG) Hiện nay, Luật phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam chỉ áp dụng cho thuốc lá điếu, xì gà, gây mất cân đối và có thể tạo nhiều kẽ hở trong quản lý, đặc biệt là với sản phẩm liên quan đến sức khỏe như thuốc lá.

Ảnh minh họa

Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới

Thuốc lá không khói hay thuốc lá thế hệ mới đã được nhiều quốc gia đưa vào quản lý bằng luật hơn một thập kỷ. Ở Việt Nam, dù đã xuất hiện từ vài năm nay nhưng các sản phẩm thuốc lá điện tử vẫn đang được “vô tư” nằm ngoài vòng pháp luật, gây nhiều hệ lụy khó lường. Các chuyên gia cho rằng, trong chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện, Việt Nam sẽ bước lùi nếu chưa đưa các dạng thuốc lá mới này vào kiểm soát bằng luật

Hoa Kỳ, Anh, Thụy Điển, Na Uy… được xem là các quốc gia tiên phong trong việc sớm nghiên cứu đánh giá và đưa vào quản lý các sản phẩm thuốc lá không khói đã qua kiểm nghiệm khoa học. 

Được biết, hướng đi mà các quốc gia có nền kinh tế phát triển này đang hướng tới là làm giảm con số tử vong và gánh nặng ngân sách xã hội trong việc điều trị cho bệnh nhân, đối với các bệnh lý liên quan đến hút thuốc lá.

Xác định thuốc lá điếu đốt cháy là sản phẩm gây hại cao nhất, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép kinh doanh cho các sản phẩm ít độc hại hơn, dựa trên quá trình đánh giá khoa học nghiêm ngặt. 

Năm 2019, FDA chỉ cho phép kinh doanh một sản phẩm thuốc lá nung nóng. Sau đó 2 năm, FDA tiếp tục cho phép một số loại thuốc lá điện tử hệ thống đóng và bốn sản phẩm thuốc lá sử dụng qua đường uống.

Còn ở Anh, cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) cho phép đưa thuốc lá điện vào chính sách bảo vệ sức khỏe dành cho người hút thuốc, giúp họ chuyển đổi sang giải pháp ít tác hại hơn. 

Ngoài ra, chính sách này cũng hoàn toàn không khuyến khích hành vi sử dụng ở thanh thiếu niên. Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện ở giới trẻ tại Anh chỉ là 1%. Hai quốc gia châu Âu khác cũng chứng kiến những thành tựu, theo sau chính sách khuyến khích người hút chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang thuốc lá ngậm.

Theo đó, Thụy Điển đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tử vong do thuốc lá ở nam giới thấp nhất trong khu vực châu Âu. Tương tự, Na Uy, tỷ lệ hút thuốc lá hàng ngày ở phụ nữ 16-24 tuổi đã giảm từ 17% xuống còn 1% trong giai đoạn 2008-2017, một sự thay đổi đáng kinh ngạc chỉ trong vòng 10 năm.

Ngày 25/7 vừa qua, Philippines vừa chính thức thông qua Luật Quản lý sản phẩm thuốc lá điện tử có chứa và không chứa nicotine (VNNP), quy định rõ cách quản lý việc nhập khẩu, xuất khẩu, bán hàng, đóng gói, phân phối, sử dụng và truyền thông các sản phẩm thuốc lá điện và thuốc lá nung nóng. 

Đạo luật này hiện đang được rất nhiều bộ, ban ngành đánh giá là một quyết định mang tính lịch sử trong quản lý pháp lý về y tế công cộng, vì được kỳ vọng là sẽ giúp cho 16 triệu người hút thuốc tại Philippines, đặc biệt là những người không thể cai thuốc lá điếu, có cơ hội tiếp cận với các lựa chọn thay thế tốt hơn.

Ông Weslie Gatchanlian, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 18 Philippines đánh giá: Luật Quản lý sản phẩm thuốc lá điện cũng hướng tới mục tiêu bảo vệ trẻ vị thành niên với các quy định cấm mua các sản phẩm thuốc lá, kèm theo đó là khung hình phạt rất nghiêm khắc, áp dụng cho những đối tượng vi phạm các điều luật cấm được quy định rõ trong luật. Hiện nay, với Luật Quản lý TLFFT, đã đến lúc các cơ quan chính phủ như Bộ Công thương và Bộ Y tế Philippines cần chung tay hành động nhằm giảm thiểu tỷ lệ hút thuốc lá của quốc gia.

Là quốc gia tiên tiến nhất châu Á, Nhật Bản cũng đã áp dụng một hướng tiếp cận kết hợp đối với các quy định về thuốc lá không khói. 

Thuốc là điện tử có chứa nicotine được Bộ Y tế Nhật Bản quản lý và được xem như một loại dược phẩm. Trong khi đó, thuốc lá nung nóng được nhận định là một sản phẩm thuốc lá vì các nguyên liệu của chúng được làm từ cây thuốc lá và đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Tài chính, cùng với thuốc lá điếu thông thường. 

Tuy vậy, khung pháp lý quy định danh mục sản phẩm thuốc lá nung nóng ít nghiêm ngặt hơn so với thuốc lá điếu, bao gồm cả về việc áp thuế, cảnh báo sức khỏe và hạn chế sử dụng.

Tương tự Nhật Bản, Trung Quốc cũng kết luận rằng sản phẩm thuốc lá không khói làm giảm phơi nhiễm với các chất độc hại so với thuốc lá điếu đốt cháy, và do đó ít tác hại hơn cho người dùng. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều xem thuốc lá không khói là biện pháp hỗ trợ trong chiến lượng kiểm soát thuốc lá toàn diện của quốc gia.

 

Thuốc lá thế hệ mới với nhiều mẫu mã bắt mắt hấp dẫn giới trẻ

Ý kiến từ các chuyên gia Việt Nam

Gần đây, liên tiếp có các cuộc hội thảo chuyên đề về quản lý thuốc lá được tổ chức, điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của các Bộ, ngành đối với các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá thế hệ mới là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Việc này cũng thể hiện mong muốn nhận diện những khó khăn vướng mắc trong việc quản lý mặt hàng này, nhất là về mặt pháp lý.

Chiều ngày 11/7/2022, Bộ Y tế, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá đã tổ chức Hội thảo xây dựng Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 và chia sẻ một số nghiên cứu về phòng chống tác hại của thuốc lá với 63 tỉnh, thành phố. 

Ngày 24/8/2022, Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện luật phòng, chống tác hại của thuốc lá được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 46 tỉnh/thành phố.

Phát biểu tại các cuộc hội thảo trên, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá khẳng định: Bên cạnh những tác hại chung, các sản phẩm thuốc lá mới còn đặc biệt nguy hiểm đối với thanh thiếu niên bởi nguy cơ nghiện chất nicotine và nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác đồng thời với sử dụng thuốc lá điện tử.

Để thu hút khách hàng trẻ tuổi, tạo ra và duy trì thị trường tiêu thụ tiềm năng, các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia sử dụng nhiều biện pháp quảng cáo để hướng giới trẻ tới việc sử dụng các sản phẩm mới này. 

Ở các nước khác, có đến 2/3 số người hút thuốc lá điện tử là thanh thiếu niên. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ cũng tăng nhanh chóng. Năm 2014 và năm 2018, điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá trong học sinh cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong giới trẻ tăng từ 1,5% lên 19%. 

Bằng chứng từ các nước cho phép sử dụng thuốc lá điện tử cho thấy, thanh niên sử dụng thuốc lá điện tử có nhiều khả năng trở thành người hút thuốc lá điếu thông thường. Thanh niên chưa bao giờ hút thuốc, nhưng sử dụng thuốc lá điện tử thì tỷ lệ chuyển sang hút thuốc lá điếu thông thường cao hơn 2-3,5 lần so với những thanh thiếu niên chưa từng sử dụng thuốc lá điện tử. 

Tại Việt Nam, dù chưa cho phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành nhưng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới đã tăng nhanh. 

Tỷ lệ nam và nữ hút thuốc lá điện tử năm 2020 tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%), trong đó nam giới tăng 14 lần (từ 0,4% lên 5,6%), nữ giới tăng 10 lần (từ 0,1% lên 1%). Việt Nam vốn là quốc gia có tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá truyền thống rất thấp so với nam giới, nhưng với sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá điện tử hướng đến thanh niên, phụ nữ và trẻ em, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá sẽ gia tăng nhanh chóng.

Trước đó, Đại diện Bộ Tư pháp, bà Nguyễn Quỳnh Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - Hành chính từng chia sẻ với báo chí về việc cần quản lý sớm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới thay vì cấm đoán, vì cấm sẽ dễ dẫn đến tình trạng buôn lậu khó kiểm soát.

Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương cho biết, Bộ đã xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 67/2013 về kinh doanh thuốc lá, trong đó có xem xét chính sách quản lý Nhà nước đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với mặt hàng ngày.

Ngoài ra, các bộ ngành khác cũng hợp tác chặt chẽ, cùng hỗ trợ Bộ Công thương cho tiến trình xây dựng chính sách quản lý đối với thuốc lá thế hệ mới. 

Năm 2020, Bộ Khoa học - Công nghệ đã công bố 03 tiêu chuẩn kỹ thuật dành cho thuốc lá làm nóng nhằm cung cấp tiêu chuẩn chất lượng cần thiết của thiết bị và sản phẩm thuốc lá đi kèm, giúp Bộ Tư pháp bổ sung hệ thống sở cứ để áp dụng luật quản lý.

Trong bối cảnh này, việc xây dựng Chiến lược Quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 do Bộ Y tế chủ trì được kỳ vọng là sẽ giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng, góp phần kiểm soát tốt hơn nữa việc xuất nhập khẩu, mua bán, sử dụng thuốc lá.

Đối với người tiêu dùng, cấm đoán thuốc lá thế hệ mới sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dùng vì chỉ được tiếp cận hàng lậu, hàng giả và không có đơn vị cung cấp chính danh để khiếu nại. 

Một số luật mới hoặc bổ sung những điều chỉnh về chính sách quản lý đối với thuốc lá thế hệ mới trong luật phòng chống thuốc lá hiện hành sẽ là chỗ dựa về sức khỏe và pháp lý cho hơn 17 triệu người hút thuốc trưởng thành chưa thể cai nghiện thuốc hiện nay.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3