Kỳ 2: Thương hiệu “quốc bảo” sâm Ngọc Linh


(CHG) Trước những vấn đề của thị trường sâm Ngọc Linh, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Việt Nam xây dựng và bảo vệ được thương hiệu “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, nâng tầm giá trị của Sâm và định hướng thị trường vươn tầm quốc tế.

Sâm Ngọc Linh “quốc bảo” của Việt Nam

Các giải pháp từ chính quyền

Để thực hiện mục tiêu phát triển một ngành sâm Ngọc Linh của Việt Nam thực sự có giá trị, cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành với các địa phương và doanh nghiệp. Trong đó, cần thực hiện đồng thời hoạt động vừa bảo tồn, vừa phát triển cây sâm Ngọc Linh để nâng tầm giá trị kinh tế và sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, ưu tiên trước hết cho người Việt Nam.

Đặc biệt, cần bảo vệ nguồn gene thuần chủng, không bị lai tạp và xây dựng Quảng Nam và Kon Tum trở thành “thánh địa” sâm Ngọc Linh. Trong đó, vấn đề quan trọng và cần bảo hộ hiệu quả, và phát triển giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh là thương hiệu quốc gia Việt Nam, chứ không chỉ đơn thuần chỉ là thương hiệu của một sản phẩm vùng, hay của doanh nghiệp địa phương. 

Cùng với đó, ứng dụng công nghệ nuôi trồng, chế biến phát triển sản phẩm sâm Ngọc Linh, coi đây là bước đột phá để phát triển. Tăng cường kêu gọi doanh nghiệp có tâm huyết, tầm nhìn và tiềm lực đầu tư nghiên cứu, sản xuất, chế biến sâm. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và đầu tư nguồn lực phát triển sâm Ngọc Linh.

Tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1604/VPCP-NN về việc giao Bộ NN&PTNT chủ trì, xây dựng “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045". Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tăng thu nhập cho người dân.

Mục tiêu đến năm 2030 bảo tồn nguồn Gene sâm Việt Nam có phân bố trong rừng tự nhiên với diện tích khoảng 100 ngàn hecta tại các địa phương: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Nghệ An, Lai Châu gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Và tuyển chọn được giống sâm Việt Nam có năng suất, chất lượng cao để cung cấp được tối thiểu 80% cây giống có chất lượng đạt chuẩn. Bên cạnh đó, phải ứng dụng công nghệ hiện đại, từng bước phát triển nguồn giống vô tính vào sản xuất ở quy mô hàng hóa nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng.

Theo đó, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, bao gồm: tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai và tỉnh Lai Châu, đưa diện tích trồng sâm năm 2030 đạt khoảng 22.000 ha. Về sản lượng, sản lượng khai thác sâm từ năm 2030 đạt khoảng 300 tấn/năm (tương đương diện tích khai thác 1.000 ha/năm), có chất lượng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO hoặc tương đương.

Ông Trần Út – Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết: Phạm vi thực hiện của chương trình là các địa phương của có tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc nuôi trồng, phát triển sâm Việt Nam gồm các tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Nghệ An và Lai Châu.

Hiện nay, diện tích quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh của Quảng Nam là 15.576 ha. Diện tích sản xuất trên địa bàn tỉnh hiện nay hơn 1.000 ha. Hiện có 2 cơ sở bảo tồn, nuôi giữ nguồn gene giống gốc (15 ha), hằng năm sản xuất được hàng tram nghìn cây giống để phục vụ cho sản xuất.

Ông Huỳnh Văn Liêm – Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum cho biết: Tỉnh Kon Tum đã quy hoạch vùng chuyên canh phát triển sâm Ngọc Linh với tổng diện tích là 31.724 ha, tổng sản lượng củ tươi ước đạt khoảng 213 tấn. 

Để nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia về phát triển sâm Ngọc Linh, cần có cơ chế khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư; xây dựng chính sách, môi trường thông thoáng để ngành sâm phát triển.

Đẩy mạnh nghiên cứu chế biến, đa dạng hóa sản phẩm Ngọc Linh, nhất là lĩnh vực y tế và thực phẩm chức năng, xây dựng thương hiệu, tăng cường quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước. Nghiên cứu chế biến các sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các loại sâm khác trên thị trường quốc tế.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Sâm Ngọc Linh được bổ sung là sản phẩm quốc gia đã trở thành cú huých cho các địa phương và những khó khăn lâu nay trong phát triển sâm Ngọc Linh sẽ được giải quyết. 

Các kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp về xây dựng giống chuẩn sẽ được Cục Trồng trọt sớm nghiên cứu, thực hiện các phần việc trong thẩm quyền, hoặc đề xuất lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện sản phẩm quốc gia cho cây sâm.

Vừa qua, UBND huyện Nam Trà My đã tổ chức các phiên chợ sâm định kỳ hàng tháng. Tại đây đã thành lập tổ kiểm định có nhiệm vụ quản lý, giám sát chặt chẽ nguồn sâm nguyên liệu đưa vào phiên chợ, để cung cấp cho khách hàng và yêu cầu các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cam kết không buôn bán sâm Ngọc Linh giả. 

Qua các lần tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh đã tạo lòng tin với khách hàng. Bình quân mỗi phiên chợ có khoảng 30kg sâm củ được người dân xã Trà Linh đưa đến bày bán. Một số doanh nghiệp tại huyện Nam Trà My cũng sử dụng chip điện tử truy xuất nguồn gốc để gắn lên sản phẩm, bảo đảm chất lượng tuyệt đối cho sâm núi Ngọc Linh. 

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang đầu tư cho Trung tâm sâm Ngọc Linh Nam Trà My hệ thống máy kiểm tra nhận dạng sâm Ngọc Linh, để kiểm định sâm thật, giả.

Ông Hoàng Minh Chiến – Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết: Bộ Công thương sẽ nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ việc xây dựng và phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh xứng tầm với vị thế của loại dược liệu quý này ở trong nước và quốc tế theo quy định.

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và UBND tỉnh Kon Tum đã ký biên bản, ghi nhớ hợp tác vận động thành lập Hiệp hội sâm Ngọc Linh Việt Nam. 

Việc thành lập Hiệp hội sâm Ngọc Linh Việt Nam sẽ tạo cơ sở để bảo vệ nguồn giống sâm, phát triển sâm Ngọc Linh thành thương hiệu bền vững của quốc gia trong tương lai.

Hội thảo về sâm Ngọc Linh thương hiệu Việt Nam

Giải pháp của doanh nghiệp

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tham gia đã “hiến kế” để Chính phủ và UBND các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum tìm ra giải pháp phù hợp nhằm bảo hộ hiệu quả thương hiệu sâm Ngọc Linh trong và ngoài nước.

Ông Vũ Thành Nam – Phó Vụ quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ, Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng: Về chế biến, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm, nên hình thành các cơ sở/nhà máy sơ chế và chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi; phát triển khoảng 80-100 sản phẩm có tính cạnh tranh cao, mang thương hiệu quốc gia; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Đến năm 2030, đảm bảo 100% diện tích trồng sâm được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý, nhằm kiểm soát tốt nguồn gốc, chất lượng sâm; từng bước nâng cấp, hoàn thiện đồng bộ về hạ tầng kết nối về đường giao thông, điện, viễn thông… phục vụ cho phát triển ngành hàng sâm gắn với xây dựng nông thôn mới và hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi…

Ông Nguyễn An – Giám đốc thương mại Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 – cho biết, trong năm 2022, công ty sẽ xuất ra thị trường hơn 2 triệu cây sâm Ngọc Linh. Theo ông An, muốn nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia, cũng như di thực tới các vùng miền khác để trồng, đề nghị phải bảo vệ cùng sâm gốc, bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh, bảo vệ chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh.

Ông Tô Minh Cường, Giám đốc Công ty TNHH Thái Hòa chia sẻ mong muốn được ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong tạo giống, nuôi trồng, chế biến sâm Ngọc Linh để tạo bước đi mang tính đột phá, khắc phục những nhược điểm trồng sâm Ngọc Linh ngoài tự nhiên. Và cần nghiên cứu trồng sâm trong nhà kính, dưới mái che tạo hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh chân chính trước nạn kinh doanh sâm giả.

Theo ông Phạm Lộc Ninh - Viện trưởng Viện Kỹ thuật chống hàng giả: Các nhà sản xuất phải tự cứu mình trước khi quá muộn, nên các doanh nghiệp có thể sử dụng chống hàng giả bằng cách sử dụng tem có mã QR giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cùng với đó, doanh nghiệp có thể sử dụng giải pháp TrueData với việc sản phẩm gắn chip RFID sử dụng trường điện từ tự động nên không thể làm giả, nhà cung cấp được xác thực bằng công nghệ định danh cùng bảo hiểm mua hàng chính hãng.

Để bảo vệ uy tín cho sâm Ngọc Linh, bà Phạm Mỹ Hạnh - Chủ tịch Công ty Cổ phần tập đoàn Mỹ Hạnh chia sẻ: Theo đúng tinh thần của Chính phủ bảo tồn sâm Ngọc Linh - "quốc bảo" của Việt Nam, Công ty MHG mang trong mình sứ mệnh “Quốc bảo của Quốc dân” tiến hành song song việc bảo tồn nguồn gen gốc sâm Ngọc Linh và chỉ giới địa lý vùng trồng.

Hiện tại MHG đã và đang nghiên cứu triển khai di thực hoá công nghệ trồng sâm Ngọc Linh về các vùng có khí hậu và thổ nhưỡng tương ứng nhằm mục đích “nhà nhà trồng sâm, người người trồng sâm”. Với kế hoạch này, MHG cam kết đóng góp rất lớn vào xã hội hoá nông nghiệp của đất nước, tạo công ăn việc làm và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Khi đó mỗi cây sâm giống sẽ được gắn chip ghi lại toàn bộ quá trình chăm sóc từ vườn ươm, cho đến khu trồng, giúp đảm bảo nguồn gốc cây giống thật. Sau khi thành nguyên liệu sản xuất và ra thành phẩm, mỗi sản phẩm cũng được gắn chíp để truy xuất nguồn gốc. “Toàn bộ quy trình này được giám sát chặt chẽ, không có sự trộn lẫn với các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Mỗi sản phẩm đều được bảo hiểm nếu không phải hàng chính hãng” bà Kim Anh cho biết. 

Để nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia và vươn ra tầm thế giới, Chính phủ đã từng bước thiết lập chương trình tổng thể của quốc gia và phát triển đồng bộ, quan tâm tới nhiều vấn đề cốt lõi về bảo vệ nguồn Gene, phát triển vùng nhiên liệu, phát triển sản xuất, đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường… 

Quan trọng hơn, Chính phủ đã xác định sâm Ngọc Linh là một sản phẩm thương hiệu quốc gia, nên các chính sách bảo hộ quyền và chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh sẽ được quan tâm đầy đủ hơn, từ đó, công tác chống hàng giả, hàng nhái sẽ được triển khai mạnh mẽ, triệt để hơn, giúp người tiêu dùng trong và ngoài nước có thể lựa chọn được sản phẩm “chính hãng” xứng đáng với giá trị mà “quốc bảo” đem lại cho thương hiệu Việt.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3