(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày an toàn người bệnh thế giới năm 2022” với chủ đề sử dụng thuốc không an toàn là sự cố y khoa gây tổn hại nghiêm trọng.
Lễ mít tinh hưởng ứng "Ngày An toàn người bệnh thế giới năm 2022". Ảnh: VGP/HM
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, sự cố y khoa và hành nghề y khoa không an toàn gây tổn hại cho hàng triệu người bệnh và tốn kém hàng tỷ USD mỗi năm. Cứ 10 người bệnh thì có tới 4 người bị tổn hại trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị ngoại trú.
Theo WHO, 12% tổng số người bệnh trên thế giới gặp sự cố y khoa từ kê đơn, tỉ lệ này là 38% ở những người bệnh từ 75 tuổi trở lên; 6-7% người bệnh nội trú gặp sự cố có liên quan đến thuốc; 30% người bệnh gặp sự cố khi dùng từ 5 loại thuốc trở lên.
Tỷ lệ đơn thuốc có sai sót khi kê đơn ở Anh là 5%; ở Saudi Arabia là 20%; ở Mexico là 58%, trong đó, kê đơn sai liều lượng chiếm 27,6%. Ở Việt Nam, tính từ 2019 đến tháng 8/2022, có 35% bệnh viện trên toàn quốc triển khai báo cáo sự cố y khoa (trong đó 60% bệnh viện tuyến Trung ương). Trong số báo cáo này có tới 1/3 số lượng sự cố được cho là có thể phòng tránh được. Đặc biệt là các hành vi sử dụng thuốc không an toàn và sự cố về sử dụng thuốc cho người bệnh.
Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu thế giới. Cứ 5 phút có ít nhất 1 người tử vong do chăm sóc y tế không an toàn. Trong đó, 50% nguyên nhân là phòng tránh được. Có tới 13,4% chi phí tại Bệnh viện là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa gây ra.
Bà Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, sử dụng thuốc an toàn đòi hỏi nhiều biện pháp như thuốc an toàn tại tất cả các tuyến, nhân viên y tế được đào tạo bài bản, làm việc theo nhóm, đồng thời tăng cường các hoạt động báo cáo về sử dụng thuốc cho bệnh nhân, sự tham gia của người bệnh trong các báo cáo về những biến cố khi sử dụng thuốc.
Như vậy, hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh thế giới do Bộ Y tế tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về an toàn người bệnh trên toàn quốc, cam kết xây dựng văn hóa an toàn người bệnh, chung tay hành động và lan tỏa thông điệp của năm 2022 là sử dụng thuốc an toàn, không gây hại.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết