Áp thuế tiêu thụ đăc biệt với game online: Cần đánh giá nhiều chiều


(CHG) Cần có đánh giá nhiều chiều và kỹ lưỡng hơn về hoạt động của ngành game online khi quyết định áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành này. Hiện game online trong nước là một ngành kinh doanh có điều kiện.
Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: VGP/HM
Tại Hội thảo Doanh nghiệp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến (game online) đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 30/03, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký VCCI cho rằng, hiện nay, vẫn có nhiều quan điểm khác nhau và nhiều định kiến đối với game online. Tuy nhiên, nhiều game online hiện nay đang được sản xuất theo hướng vừa chơi vừa học, giảm stress, phát huy tính sáng tạo, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng phản xạ… Vì vậy, cần phải có đánh giá nhiều chiều, tác động nhiều mặt khi quyết định áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online.
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang đề xuất đánh thuế bổ sung dịch vụ game online vào nhóm đối tượng áp thuế tiêu thụ đặc biệt, nhằm bảo đảm hạn chế dịch vụ, góp phần định hướng sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và góp phần tăng cường quản lý hoạt động này.
Các doanh nghiệp lo khó cạnh tranh
Ông Lã Xuân Thắng, Giám đốc Phát hành trò chơi trực tuyến VNG - đại diện các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ game online, bày tỏ, cũng giống như phim ảnh, nghệ thuật, trò chơi trực tuyến là một phần của ngành công nghiệp giải trí, sáng tạo nội dung.
Ở các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp và nhiều nước khác, trò chơi trực tuyến không chỉ được thừa nhận như là một ngành kinh tế quan trọng, mà còn được xác định là mũi nhọn để xuất khẩu văn hoá ra thế giới.
Tại Việt Nam, game là một ngành kinh doanh có điều kiện. Tất cả các game muốn phát hành chính thống đều phải được thẩm định nội dung bởi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cụ thể là Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT). Đồng thời, khi đưa ra thị trường, trò chơi trực tuyến được cấp phép luôn có sự phân loại độ tuổi rõ ràng và khuyến cáo người dùng trước khi sử dụng. Hầu hết những nội dung không lành mạnh, lệch chuẩn đều đến từ các game được phát hành trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.
Vì vậy, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt, những game do công ty trong nước cung cấp sẽ bị đội giá lên cao. Người chơi sẽ chuyển sang chơi game do các công ty có trụ sở ở nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vì có giá rẻ hơn. Như vậy, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với game online không đạt mục tiêu hạn chế người chơi, đồng thời dòng tiền bị "chảy" ra nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp khác như Sohagame, Gosu, Funtap… cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm này.
Trong một hội thảo mới đây liên quan đến việc thanh toán của game online do Bộ TT&TT tổ chức, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, nước ta hiện có hơn 220 doanh nghiệp game được cấp giấy phép. Tuy nhiên, số doanh nghiệp còn thực sự hoạt động, cung cấp game ra thị trường chỉ còn khoảng 30. Các doanh nghiệp còn lại đang thoi thóp vì không thể cạnh tranh với game từ các nhà cung cấp nước ngoài, do các doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, còn game nước ngoài thì cung cấp xuyên biên giới.
Trong năm 2022, ước doanh thu trong lĩnh vực game ở nước ta là hơn 500 triệu USD, tuy nhiên game không phép chiếm tới 30%, chủ yếu cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam qua 2 store là Apple và Google, gây thất thu thuế cho Nhà nước, khoảng 5.000 tỷ đồng không phải đóng thuế.
 
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực chia sẻ tại hội thảo - Ảnh: VGP/HM
Kinh nghiệm quốc tế
Tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực chia sẻ, đa số các nước chưa đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game online.
Vị chuyên gia lấy ví dụ ở Singapore, quốc gia này chưa đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với game online, nhưng có một số quy định hướng dẫn người chơi, ví dụ nếu sử dụng game có tình chất đánh bạc thì phải hạn chế chơi trong bao lâu…
Thái Lan cũng chưa đánh thuế đối với ngành này, nhưng nếu trò chơi trực tuyến nào sử dụng trên nền tảng kỹ thuật số và có thu phí thì sẽ bị đánh thuế, nếu miễn phí thì không đánh thuế.
Tại châu Âu, một vài quốc gia có hướng dẫn điều tiết hành vi người tiêu dùng bằng cách áp thuế tiêu thụ từ 10 - 12%, nhưng hoạt động này rất rời rạc.
Ở Mỹ cũng chưa áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành này, tuy nhiên, dự kiến có thể có một sắc thuế từ 01/07 tới nếu được thông qua và sẽ áp dụng tùy từng bang.
Tại Trung Quốc, có 2 hướng dẫn đối với người sử dụng rất hữu ích. Đó là hướng dẫn khống chế thời gian tương tác và yêu cầu đăng ký tên thật, chính chủ khi sử dụng dịch vụ để kiểm soát hành vi, tránh gây nghiện game.
Tại Hàn Quốc, quốc gia này đã xây dựng văn hóa game, vừa chơi vui, vừa sáng tạo, lành mạnh mà không vướng vào các rủi ro như đánh cược, đánh bạc…
Tại Việt Nam, chuyên gia Cấn Văn Lực chỉ ra rằng, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, hết sức cân nhắc khi áp dụng thuế này với tất cả game online. Có thể, dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cần đánh thuế này với các game online có thưởng…
Ông Cấn Văn Lực cũng cho rằng, đối với game online, chúng ta cần tập trung giải quyết 3 rủi ro chính. Thứ nhất game "lậu" - loại game này sẽ không bao giờ đánh thuế được. Thứ hai là game có gây nghiện không và có ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của con người hay không? Thứ ba là có rủi ro về đánh bạc thông qua các game hay không? Nếu có những rủi ro này thì chúng ta có giải pháp như nào? Đây chính là những vấn đề cần tập trung quan tâm và có hướng dẫn cụ thể thông qua việc tham khảo các quốc gia trên thế giới.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng, không nên đánh đồng mọi game online chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và cần làm rõ thông qua các bằng chứng khoa học, bằng chứng thực tế mối nguy hại của game online với người chơi.
Ông Phan Đức Hiếu cũng gợi ý, mục tiêu của việc hạn chế nghiện game là cần thiết và có thể điều chỉnh hành vi này thông qua việc kiểm soát nội dung game./.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-game-online-can-danh-gia-nhieu-chieu-102230330164632178.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
Xúc tiến thương mại gắn với lợi thế du lịch

Quý I/2024, hoạt động thương mại của Quảng Ninh tăng trưởng mạnh với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,5% so với cùng kỳ 2023. Trong quý II, các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương gắn với lợi thế du lịch đang được ngành Công Thương tích cực triển khai.

Xem chi tiết
Xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh

Ngày 8/4, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Xem chi tiết
Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

​Chiều 2/4, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem chi tiết
Để nâng tầm thương hiệu OCOP

​Chất lượng là yếu tố tiên quyết khẳng định vị trí của sản phẩm OCOP nói riêng và nông sản nói chung trên thị trường. Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trong tỉnh đang tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường, từng bước hướng tới xuất khẩu.

Xem chi tiết
2
2
2
3