(CHG) Theo trang mạng của Viện Lowy, kinh tế toàn cầu đang bước vào một giai đoạn nguy hiểm hơn của quá trình phi toàn cầu hóa "có chọn lọc".
Căng thẳng địa chính trị leo thang đã lan sang lĩnh vực hoạch định chính sách kinh tế và thương mại, với các rào cản được dựng lên trong nền kinh tế toàn cầu thương mại tự do trước đây.
Công thức cũ không còn phù hợp với các nền kinh tế mới nổi
Các nền kinh tế phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đang hướng tới các chính sách công nghiệp nghiêng về bảo hộ để hạn chế thương mại và giảm sự phụ thuộc vào các đối thủ. Mặt khác, các nền kinh tế đang phát triển giàu tài nguyên ngày càng tìm cách tối đa hóa lợi ích bằng cách tăng khả năng thương lượng trong cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Hiện có dấu hiệu cho thấy công thức cũ – vốn được đảm bảo về tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và tài khoản vốn mở - có thể không còn là con đường tăng trưởng hiệu quả cho các nền kinh tế mới nổi và kém phát triển nhất. Những con đường mới để tăng trưởng là rất cần thiết. Các Chính phủ có thể sẽ theo đuổi chính sách thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư trong nước, như kiểm soát giá lương thực, can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối và hỗ trợ giá bất động sản - những chính sách sẽ hỗ trợ tầng lớp trung lưu và thúc đẩy nền kinh tế công nghiệp hóa trong nước.
Các thị trường mới nổi cũng cần tận dụng nền kinh tế phi chính thức tiềm ẩn từ lâu, vốn chiếm phần lớn hơn nhiều trong hoạt động kinh tế so với các nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế phi chính thức, chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), có thể là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Các thị trường kỹ thuật số đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ - như đã thấy với Lazada của Singapore, Taobao của Trung Quốc - đã mở rộng phạm vi tiếp cận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cơ sở hạ tầng cũng đã được cải thiện, với hầu hết người dân ở các thị trường mới nổi hiện có quyền truy cập vào mạng điện thoại di động. Tiếp cận tín dụng, một thách thức truyền thống quan trọng đối với các SME đã phần nào được cải thiện nhờ các chương trình của Chính phủ. Hiện những gì còn lại là thúc đẩy hiểu biết về tài chính giữa cả người bán và người mua, đồng thời tiếp tục giảm gánh nặng pháp lý cho các SME để đẩy mạnh năng suất hơn.
Quan trọng nhất là vai trò của thị trường vốn trong nước. Theo công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, thị trường vốn ở các nền kinh tế mới nổi vẫn tụt hậu so với các nền kinh tế phát triển hơn, bao gồm cả ở châu Á, nơi có sự phân chia giữa các nền kinh tế kém phát triển hơn và các nền kinh tế tiên tiến hơn. Dòng chảy trên thị trường vốn nước ngoài sẽ khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của các tổ chức tài chính trong nước, bao gồm bất động sản, trái phiếu Chính phủ và các loại chứng khoán khác.
Nguồn: Hải quan Online
0
TECHCOMBANK THAM GIA ĐỒNG SÁNG LẬP TRUNG TÂM CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỨ 2 ĐÔNG NAM Á
(CHG) Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thành phố (HEF) lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh", Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã đồng hành cùng các hoạt động của diễn đàn và trở thành một trong những thành viên đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là Trung tâm C4IR thứ 2 của Đông Nam Á sau Malaysia, tham gia vào mạng lưới Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 toàn cầu của WEF.
Xem chi tiết