Nghiên cứu tác động của Bancassurance đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam


TÓM TẮT:

Nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng để đo lường tác động của hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam càng đẩy mạnh sản phẩm Bancassurance, sẽ càng nâng cao hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, các chiến lược đa dạng hóa kinh doanh nói chung lại có xu hướng làm giảm hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam.

Từ khóa: Bancassurance, ngân hàng thương mại, bảo hiểm liên kết ngân hàng, hiệu quả tài chính.

1. Đặt vấn đề

Hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) đã và đang phát triển mạnh mẽ trong thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19. Nếu như năm 2016, tỷ lệ thâm nhập của kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) chỉ chiếm hơn 5% thì đến năm 2019, con số này đạt hơn 17% và tiếp tục tăng mạnh gần 30% năm 2021. Bancassurance đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cũng như mang đến nguồn lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho các ngân hàng và được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ doanh thu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, sự bất ổn của kinh tế nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng sau đại dịch bắt buộc các ngân hàng phải theo đuổi chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, tăng nguồn thu nhập phi tín dụng mà động lực chính là kênh bảo hiểm liên kết. Giai đoạn 2019-2022 bùng nổ những thương vụ Bancassurance lớn, cho thấy nhiều cơ hội và thách thức với các ngân hàng thương mại trong cuộc cạnh tranh duy trì lợi nhuận và giành thị phần.

Theo hiểu biết của tác giả, tại Việt Nam chưa từng có nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của hoạt động Bancassurance đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Đề tài này sẽ sử dụng các số liệu thực tế để phân tích tính hiệu quả của hoạt động Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 

2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung trả lời câu hỏi: “Bancassurance ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam?”. Mục tiêu của nghiên cứu là chứng minh hoạt động bancassurance có tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, dựa trên các ước lượng để làm rõ tác động và mức độ ảnh hưởng đó.

Nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các NHTM được công bố hằng năm trên website của các NHTM. Theo tác giả Cấn Văn Lực (2022), tính đến cuối năm 2021, thị trường bảo hiểm liên kết có sự tham gia của 42 ngân hàng trong khối các tổ chức tín dụng Việt Nam, trong đó top 10 các NHTM có doanh thu bancassurance lớn nhất thị trường chiếm 78% thị phần của toàn thị trường bảo hiểm liên kết ngân hàng. Trong 42 ngân hàng này, chúng tôi loại ra các NHTM không công bố báo cáo tài chính (BCTC) thường niên và công khai thông tin chi tiết về doanh thu Bancassurance trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả mô hình nghiên cứu có kích thước mẫu là 25 NHTM, có tổng doanh thu bancassurance (năm 2021) chiếm 95% tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm liên kết. Vì vậy, mẫu đủ chỉ tiêu mang tính đại diện hệ thống. Số liệu các NHTM được thu thập theo năm trong giai đoạn nghiên cứu từ 2019 - 2022. Một số NHTM không có số liệu năm 2022, vì vậy kích thước mẫu cuối cùng có 82 quan sát.

Về hiệu quả tài chính của NHTM, chúng tôi sử dụng 2 chỉ số ROA (tỷ suất sinh lời tổng tài sản) và ROE (tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu) làm biến phụ thuộc trong mô hình định lượng. Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:

ROA = β0+ αi +θt+ β1Bancit+γXit+εit

ROE = β0+ αi +θt+ β1Bancit+γXit+εit

Trong đó: i và t lần lượt là ngân hàng và năm nghiên cứu

ROA và ROE là 2 chỉ số phản ánh hiệu quả tài chính của NHTM. Banc là chỉ số phản ánh mức độ tham gia vào hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng của các NHTM. X là véc tơ thể hiện các biến kiểm soát được thêm vào mô hình. Biến Banc được tính như sau:

Bancassurance ngân hàng thương mại

Gõ lại: Banc = Hoa hồng phí từ doanh số bán bảo hiểm/Tổng thu nhập của ngân hàng thương mại

Chỉ số Banc càng lớn phản ánh mức độ tham gia vào hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng của NHTM càng cao.

Theo nghiên cứu của Peng và cộng sự (2017) về tác động của bancassurance đến NHTM, các biến kiểm soát khác nhau được áp dụng để giải thích cho sự khác biệt giữa các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, vì những khác biệt này có thể ảnh hưởng đến kết quả mô hình. Dựa trên mẫu nghiên cứu và đặc tính của các NHTM Việt Nam, chúng tôi lựa chọn đưa vào mô hình các biển kiểm soát sau đây: (i) Biến giả Gov_own, giúp phân biệt các NHTM thuộc sở hữu nhà nước hay không, giá trị bằng 1 cho các NHTM có cổ phần từ ngân sách nhà nước và bằng 0 cho các NHTM Nhà nước không nắm giữ cổ phần; (ii) Ln_Asset, tính đến quy mô hoạt động của các NHTM, được tính bằng Ln của tổng tài sản các NHTM; (iii) Equity/Asset là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của NHTM; (iv) Div, tính đến yếu tố đa dạng hóa trong hoạt động của các NHTM, thể hiện bằng tỷ lệ giữa thu nhập ngoài lãi (bao gồm tất cả thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng của NHTM) chia cho thu nhập lãi (từ hoạt động tín dụng của NHTM).

Để kiểm soát các biến không quan sát được hoặc các biến có thể thay đổi theo thời gian, nghiên cứu sử dụng phân tích dữ liệu bảng (Panel data) để tránh bất kỳ ước tính sai lệch nào do tính không đồng nhất của dữ liệu. Chúng tôi áp dụng cả mô hình tác động cố định (fixed effect) và mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect), tùy thuộc vào mối tương quan giữa các biến giải thích và sai số dựa trên kết kiểm định Hausman.

Kiểm định Hausman cho kết quả chỉ số Prob>Chi2 = 0.3773 lớn hơn 0.05, vì vậy chúng tôi chọn mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên để đánh giá tác động của Bancassurance đến hiệu quả tài chính của các NHTM. Kết quả mô hình hồi quy được thể hiện trong Bảng 1, Bảng 2.

Bảng 1. Kết quả hồi quy mô hình tác động của Bancassurance đến ROE của NHTM với tác động ngẫu nhiên

 

Coef.

Std. Err.

z

P> |z|

[95% conf.

Banc

56.9293***

11.08628

5.14

0.000

35.20059

Gov_own

 -1.25395

 2.114277

 -0.59

0.553

-5.397856

Ln_Asset

3.159604***

.7538874

4.19

0.000

1.682012

EquityAsset

 110.0715***

 30.62456

3.59

0.000

50.04847

Div

-23.4574**

7.131879

-3.29

0.001

-37.43563

_cons

-11.03191

5.142109

-2.15

0.032

-21.11025

R-sq: overall: 0.5026                Prob > chi2 = 0.0000

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Bảng 2. Kết quả hồi quy mô hình tác động của Bancassurance đến ROA của NHTM với tác động ngẫu nhiên

 

Coef.

Std. Err.

z

p>|z|

[95% conf.

Banc

7.773596***

1.18053

6.58

 0.000

5.459799

Gov_own

.0797906

.1885594

0.42

0.672

-.2897791

Ln_Asset

 -.0133699

.0788847

 -0.17

0.865

 -.167981

EquityAsset

 14.82313***

3.02745

4.90

0.000

8.889437

Div

-1.409065**

.75285

-1.87

0.001

-2.884624

_cons

 -.1610099

.5119372

-0.31

0.753

-1.164388

R-sq: overall: 0.6348                Prob > chi2 = 0.0000

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

3. Kết quả nghiên cứu

Từ kết quả của mô hình ước lượng hồi quy cho thấy, mức độ giải thích của mô hình ở mức trung bình, các biến độc lập giải thích được 50,26% thay đổi của hệ số ROA và 63,48% thay đổi của hệ số ROE. Mức ý nghĩa này cao hơn kết quả của Peng và cộng sự (2017), Dolvine và cộng sự (2019).

Kết quả hồi quy cho thấy, biến Banc tác động đồng biến lên hệ số ROA và ROE với mức ý nghĩa 1%. Điều này khẳng định mạnh mẽ rằng: NHTM càng đẩy mạnh phát triển hoạt động Bancassurance (mức độ tham gia càng lớn) thì tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu càng cao, tức hiệu quả tài chính của NHTM càng cao. Thêm vào đó ở cả 2 mô hình với biến độc lập là ROA và ROE, biến Div (đo lường mức độ đa dạng hóa sản phẩm của NHTM) đều có hệ số coefficient âm với mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy, chiến lược đa dạng hóa doanh thu bằng cách tham gia cung ứng nhiều dịch vụ thu phí khác ngoài cho vay truyền thống, có xu hướng làm giảm hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam.

4. Kết luận

Hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng là một xu hướng tất yếu trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của các NHTM, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn từ năm 2019 trở lại đây. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra Bancassurance không chỉ đem lại lợi nhuận thực tế cho NHTM từ thu phí hoa hồng dịch vụ, mà còn thực sự làm gia tăng hiệu quả tài chính cho các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, việc các NHTM đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm (thể hiện bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập cao) đang có xu hướng làm giảm hiệu quả tài chính của các NHTM. Vì vậy, việc xây dựng một chiến lược kinh doanh cân bằng giữa sản phẩm cho vay truyền thống và các sản phẩm thu phí ngoài, trong đó có dịch vụ bảo hiểm liên kết, là một trong những công việc thiết yếu của các nhà quản trị ngân hàng trong giai đoạn tới đây.

Lời cảm ơn:

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trong đề tài mã số: DT 22-23. 105.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Cấn Văn Lực (2022). Hoạt động ngành Ngân hàng năm 2021, dự báo năm 2022 và khuyến nghị. Tạp chí Ngân hàng. Truy cập từ: https://tapchinganhang.gov.vn/hoat-dong-nganh-ngan-hang-nam-2021-du-bao-nam-2022-va-khuyen-nghi.htm.
  2. Nguyễn Thị Ánh Ngọc (2022). Bancassurane tại Việt Nam: Cơ hội, thách thức và xu hướng phát triển. Tạp chí Ngân hàng. Truy cập từ: https://tapchinganhang.gov.vn/bancassurance-tai-viet-nam-co-hoi-thach-thuc-va-xu-huong-phat-trien.htm.
  3. Dolvine, O. N., & Muturi, W. (2019). Influence of bancassurance on financial performance of commercial banks in Kenya. International Journal of Social Sciences and Information Technology, 5, 63-74.
  4. Peng, J. L., Jeng, V., Wang, J. L., & Chen, Y. C. (2017). The impact of bancassurance on efficiency and profitability of banks: Evidence from the banking industry in Taiwan. Journal of Banking & Finance, 80, 1-13.

An empirical study on the impact of bancassurance on the financial performance of Vietnamese commercial banks

Master. Do Cam Nhung1

Master. Doan Thu Huong1

1 Faculty of Management - Finance, Vietnam Maritime University

ABSTRACT:

This empirical study is to measure the impact of bancassurance on the financial performance of Vietnamese commercial banks over the period from 2019 to 2022. The study finds out evidence for the proposed enhanced-performance hypothesis. This  hypothesis suggests that the bancassurance does improve the bank’s profitability However, business diversification strategies tend to reduce the financial performance of Vietnamese commercial banks.

Keywords: bancassurance, commercial bank, profitability, financial efficiency.

Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3