"Dậy sóng" trước thông tin không cho phép cá nhân vay mua nhà thế chấp bằng chính căn nhà mua


Trước ý kiến Thông tư 22/2023/TT-NHNN gây khó khăn cho người mua nhà, Ngân hàng Nhà nước đã có phản hồi.

Không cho phép cá nhân vay mua nhà thế chấp bằng chính căn nhà mua?

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 22/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý là quy định về cho vay để mua nhà.

Theo Thông tư 22, đối với nhà ở xã hội, nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ, cá nhân được vay thế chấp bằng chính căn nhà ở xã hội muốn mua, không phân biệt nhà ở xã hội đã được hoàn thành để bàn giao (nhà ở xã hội đã có sẵn) hay nhà ở xã hội chưa được hoàn thành để bàn giao (nhà ở xã hội hình thành trong tương lai). 

Trong khi đó, đối với nhà ở thương mại, cá nhân chỉ được vay thế chấp bằng chính căn nhà muốn mua khi là nhà ở thương mại đã có sẵn và không được vay thế chấp bằng chính căn nhà đó khi là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai. Nếu cá nhân muốn được vay để mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai thì phải thực hiện các biện pháp bảo đảm khác hoặc bảo đảm bằng tài sản khác.

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Quy định mới không thống nhất với các quy định hiện hành

Vay thế chấp mua nhà
Giới bất động sản "dậy sóng" trước Thông tư 22

Về quy định nêu trên, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho rằng, quy định này có thể gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của thị trường bất động sản, tác động tiêu cực đến tiến trình phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản cả trước mắt và về lâu dài. 

Việc không cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay để mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai được thế chấp bằng chính căn nhà đó cũng không phù hợp, không đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan khác.

Hiệp hội dẫn chứng, việc cá nhân mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng việc thế chấp tài sản là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai đó là giao dịch dân sự hợp pháp (Bộ luật Dân sự 2015).

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để mua chính nhà ở đó (Luật Nhà ở 2014, được tiếp tục quy định tại Luật Nhà ở 2023).

Phản hồi từ Ngân hàng Nhà nước

Vay thế chấp mua nhà
Thông tư 22 có quy định đang được hiểu là không cho phép cá nhân được vay tín dụng để mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai, được bảo đảm bằng chính căn nhà đó

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã khẳng định, quy định mới không hạn chế quyền của người mua nhà ở hình thành trong tương lai và cũng không trái với các quy định hiện hành.

Theo Khoản 10 Điều 2 của Thông tư 41 (được tiếp tục quy định tại Thông tư 22), khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản là khoản cho vay đối với cá nhân, pháp nhân để mua bất động sản, thực hiện dự án bất động sản và được bảo đảm bằng chính bất động sản, dự án bất động sản hình thành từ khoản cho vay theo các quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo. Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản áp dụng hệ số rủi ro từ 30% - 120%.

Trong khi đó, theo Khoản 1 Điều 1 của Thông tư 22 (sửa đổi, bổ sung Khoản 11 Điều 2 của Thông tư 41), khoản cho vay thế chấp nhà cũng là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà. Tuy nhiên, khoản vay này cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Nguồn tiền trả nợ không phải là nguồn tiền cho thuê nhà hình thành từ khoản cho vay; Nhà đã hoàn thành theo hợp đồng mua bán nhà; Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi khách hàng không trả được nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo; Nhà hình thành từ khoản cho vay thế chấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá không cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Với khoản cho vay thế chấp nhà, hệ số rủi ro được áp dụng thấp hơn, chỉ từ 20% - 100% tùy từng trường hợp cụ thể.

Như vậy, có thể hiểu quy định trên không cấm cá nhân vay mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai và thế chấp bằng chính căn nhà đó. Quy định trên nhằm phân định khoản cho vay thế chấp nhà với khoản vay bảo đảm bằng bất động sản để tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo từng loại sản phẩm cho vay.

Nguồn: Tạp chí công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh doanh bất động sản cho thuê - Thực trạng và rủi ro pháp lý hiện nay

(CHG) Những năm trở lại đây, thị trường bất động sản đã liên tục thay đổi, vận hành theo sự thay đổi của nền kinh tế và xu hướng tăng trưởng kinh tế. Việc kinh doanh, đầu tư bất động sản theo mô hình cho thuê là xu thế được nhiều người lựa chọn để tạo ra dòng tiền trong thời điểm hiện nay. Theo đó, nhà đầu tư có thể chủ động kiểm soát dòng tiền và tìm cách khai thác bất động sản một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, kinh doanh bất động sản cho thuê cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn từ nhiều yếu tố.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Giải marathon quốc tế là sức bậc phát huy nội lực, tận dụng "thời kỳ vàng" để thu hút đầu tư.

(CHG) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, cho biết: với tinh thần "Đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng", trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng "thời kỳ vàng", hiện thực hóa khát vọng xây dựng tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, có 7 sản phẩm đợt 1 năm 2024.

(CHG) Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thực hiện thẩm định hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đã thống nhất công nhận 03 sản phẩm mới đạt OCOP 04 sao và tái công nhận 04 sản phẩm đạt OCOP 04 sao.

Xem chi tiết
TP.Mỹ Tho: Phát triển thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

(CHG) Thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có nội dung xây dựng các TP. Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau và Sóc Trăng thành các trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) xếp thứ 2 vùng ĐBSCL, xếp ở nhóm cao cả nước.

(CHG) Ngày 22.6.2024 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 556/ QĐ-TTg Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang chỉ đạo ngay việc xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Xem chi tiết
2
2
2
3