Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp châu Âu về chính sách thuế và hải quan


(CHG) Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm vận tải của ASEAN nếu đảm bảo kết hợp được cơ sở hạ tầng logistics chất lượng cao, cùng với các thủ tục hải quan hiệu quả. Cộng đồng châu Âu cũng đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh những nội dung này. 

 
 
Cảng Tân Vũ, Hải Phòng. Ảnh: T.Bình
Tiềm năng trở thành trung tâm vận tải của ASEAN
Phát biểu tại phiên đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Âu với cơ quan quản lý nhà nước tại lễ ra mắt Sách Trắng 2022/2023 do Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức ngày 16/2, đại diện Tiểu ban Vận tải và Hậu cần của EuroCham nhận xét, với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 của Việt Nam lần đầu tiên vượt mục tiêu 700 tỷ USD, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm vận tải của ASEAN nếu đảm bảo kết hợp được cơ sở hạ tầng logistics chất lượng cao, cùng với các thủ tục hải quan hiệu quả.
Liên quan đến thủ tục hải quan, các doanh nghiệp châu Âu kiến nghị cơ quan Hải quan cần thực hiện chính sách liên thông với thủ tục hải quan của các cảng để dễ dàng luân chuyển hàng hóa từ cảng này sang cảng khác (cả giai đoạn hiện tại cũng như giai đoạn thứ hai giữa các khu vực hải quan) trong trường hợp yêu cầu khai thác cảng hoặc tàu của người chuyên chở.
Giải đáp về vấn đề này, bà Bùi Thị Minh Hải, Phó trưởng Phòng Giám sát, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, vấn đề liên thông thủ tục hải quan của các cảng đã được quy định tại các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, từ đó có cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể về khai vận chuyển thông tin độc lập với trường hợp chuyển cảng.
Theo bà Minh Hải, chính sách liên thông với thủ tục hải quan này đang được đánh giá là đơn giản và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý hàng hóa của cơ quan Hải quan. Nhưng với tinh thần cầu thị, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động kinh doanh, thương mại thì Tổng cục Hải quan đang xây dựng dự thảo thông tư, triển khai thí điểm về giám sát hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu quá cảnh, trung chuyển, vận chuyển qua lại với các cảng container tại khu vực Cái Mép - Thị Vải.
Đại diện Tổng cục Hải quan nêu rõ, so với quy định hiện hành thì dự thảo sẽ giảm chỉ tiêu thông tin mà doanh nghiệp phải khai, cho phép sử dụng niêm phong của các hãng vận chuyển thay vì của cơ quan Hải quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa như hiện nay để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, cơ quan Hải quan cũng tăng cường biện pháp giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua các phương tiện kỹ thuật điện tử hiện đại. Bà Bùi Thị Minh Hải cho rằng, dự thảo được ban hành và thực hiện thí điểm xong sẽ có kết quả, để làm tiền đề cho cơ quan Hải quan tiếp tục mở rộng phạm vi áp dụng trên toàn quốc.
Bên cạnh lĩnh vực hải quan, kiến nghị liên quan đến logistics, đại diện Tiểu ban Vận tải và Hậu cần nêu mong muốn Chính phủ tập trung nhiều hơn vào hai lĩnh vực quan trọng: cơ sở hạ tầng tiếp cận các cảng chính và phát triển các trung tâm phân phối và hậu cần chất lượng. Đồng thời, các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cũng đề nghị tăng cường vai trò giám sát và tạo điều kiện của Chính phủ để đảm bảo phân bổ nguồn lực hiệu quả, dành đủ diện tích đất cho logistics và kho bãi cũng như sự an toàn và bền vững về môi trường của các công trình này, đồng thời tạo sự minh bạch và cạnh tranh bình đẳng.
Cần sự đóng góp, chia sẻ từ kinh nghiệm quốc tế
Liên quan đến các vấn đề về thuế, ông Tom McClelland, Chủ tịch Tiểu ban Thuế và Chuyển giá đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ tất cả doanh nghiệp trong năm 2022 với các chính sách thuế hiệu quả bao gồm gia hạn, giảm 2% thuế giá trị gia tăng, cũng như những thay đổi tích cực và minh bạch của các quy định về thuế như thông tư về quản lý thuế, bao gồm thuế thương mại điện tử.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp châu Âu đặt ra một số kiến nghị về chính sách ưu đãi để khắc phục tác động của mức thuế suất tối thiểu toàn cầu 15%; khấu trừ thuế GTGT đầu vào liên quan đến phần thuế GTGT của thuế nhà thầu do nhà thầu nước ngoài nộp trực tiếp thông qua cổng thông tin nộp thuế trực tuyến.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, cộng đồng doanh nghiệp cần có ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng chính sách, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan sẽ nghiên cứu, tiếp thu và báo cáo các cấp có thẩm quyền để tiến hành sửa đổi trong thời gian tới. Theo ông Hưng, các chính sách về thuế như ưu đãi thuế cho tăng trưởng xanh, thuế môi trường, thuế xuất nhập khẩu… đã tương đối đầy đủ, vấn đề là phải làm thế nào để chính sách đi vào cuộc sống.
Liên quan đến kiến nghị về khấu trừ thuế GTGT, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cho biết nội dung này đã được quy định tương đối đầy đủ, doanh nghiệp muốn khấu trừ phải có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng… nên nếu doanh nghiệp còn vướng mắc thì có thể làm việc trực tiếp với cơ quan Thuế tại địa phương và Tổng cục Thuế để xử lý.
“Nhiều nội dung kiến nghị rất xác đáng để Việt Nam có thể sửa đổi chính sách phảp luật theo kinh nghiệm quốc tế. Bộ Tài chính đã chỉ đạo các cơ quan thuế, hải quan… thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp, để xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh với cộng đồng doanh nghiệp châu Âu.
Liên quan đến chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, bà Mạnh Thị Tuyết Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho hay, Tổng cục Thuế đang được Bộ Tài chính giao là đơn vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng kế hoạch, đề án về loại thuế này nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Theo bà Mai, chính sách thuế cần được sửa đổi một cách tổng thể, nếu không sẽ vi phạm các cam kết quốc tế, nên rất cần sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, giúp Chính phủ Việt Nam có giải pháp phù hợp từ kinh nghiệm quốc tế.
Cùng với đó, Tiểu ban Thuế và Chuyển giá cũng nêu một số băn khoăn về trị giá hải quan, tham vấn trị giá hải quan, điều chỉnh giá chuyển đổi trong khai báo hải quan. Với vấn đề này, đại diện Tổng cục Hải quan cũng đã có giải đáp cụ thể tại hội nghị, bởi các vấn đề này đều đã được quy định bằng các văn bản pháp luật.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/giai-dap-thac-mac-cua-doanh-nghiep-chau-au-ve-chinh-sach-thue-va-hai-quan-171622.html

Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Đề xuất thành lập, quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư

Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí hỗ trợ chi phí theo quy định. Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc.

Xem chi tiết
Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 năm sau

Bộ Tài chính đang tiến hành rà soát, đánh giá các luật thuế; trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân. Bộ Tài chính cho biết sẽ dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026.

Xem chi tiết
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội long trọng kỷ niệm 29 năm thành lập

(CHG) Ngày 15/5, Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã được tổ chức long trọng tại Trụ sở Tập đoàn Geleximco (Đống Đa, Hà Nội).

Xem chi tiết
Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro

Sáng 12/5, tại Đại học Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Xem chi tiết
2
2
2
3