Ngành Hải quan tập trung 9 nhóm công tác trọng tâm năm 2023


(CHG) Nhằm bám sát chương trình, kế hoạch công tác và nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính và Bộ Tài chính giao, năm 2023, Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu thực hiện nhiệm vụ tại 9 nhóm công tác trọng tâm.
Phát biểu tại Hội nghị quán triệt thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2023 của Tổng cục Hải quan (ngày 10/2), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ cho biết, để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030, hướng tới mục tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số với mô hình Hải quan thông minh, ngay từ đầu năm, Tổng cục Hải quan đã tập trung nguồn lực xây dựng và ban hành Chương trình công tác trọng tâm năm 2023, trong đó, cơ quan Hải quan tập trung xây dựng, hoàn thiện và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 9 đề án, chương trình công tác trọng tâm; trình Bộ Tài chính 21 đề án, chương trình công tác trọng tâm và 72 đề án, chương trình công tác trọng tâm cấp Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Hải quan xác định thực hiện Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cần tập trung nguồn lực thực hiện.
Trong ảnh: Công chức Hải quan sân bay Vân Đồn giám sát hành lý của khách nhập cảnh. Ảnh: Q.Hùng
Để thực hiện và đạt kết quả cao theo mục tiêu đề ra, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn Ngành tập trung vào 9 nhóm công tác cụ thể.
Thứ nhất, trong công tác xây dựng văn bản pháp luật, hoàn thiện cơ chế chính sách, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tích cực phối hợp, đôn đốc, theo dõi, bám sát tiến độ ban hành các Nghị định đã trình Chính phủ; hoàn thiện và trình Bộ Tài chính ban hành các thông tư hướng dẫn các quy định liên quan đến lĩnh vực hải quan. Đồng thời, kịp thời phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực, ngưng hiệu lực, toàn bộ và một phần hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đề xuất đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, toàn Ngành quyết liệt triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam hiện đại đến năm 2025 cơ bản hoàn thành Hải quan số theo định hướng Chính phủ số, tạo nền tảng xây dựng Hải quan thông minh.
Trên cơ sở Kế hoạch Cải cách, phát triển và hiện đại hóa đến năm 2025 đã được phê duyệt, toàn Ngành đổi mới về nhận thức, tư duy trong triển khai nhiệm vụ, chủ động, sáng tạo, ứng dụng triệt để công nghệ, thành tựu khoa học mới trong thực hiện quy trình nghiệp vụ, bố trí nguồn lực triển khai kế hoạch đảm bảo chất lượng.
Xây dựng các giải pháp CNTT hỗ trợ các yêu cầu quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC, phương tiện vận tải XNC, quá cảnh theo hướng quản lý điều hành tập trung tại cơ quan Tổng cục; tiếp tục hoàn thiện bài toán nghiệp vụ thông quan theo mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh và triển khai các phương án đảm bảo hệ thống VNACCS/VCIS hoạt động ổn định, tuyệt đối an toàn cho đến khi có hệ thống CNTT thay thế.
Triển khai xây dựng hệ thống CNTT phục vụ triển khai Cơ chế một cửa Quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo hướng xử lý tập trung, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối tất cả các bộ, ngành có liên quan đến trên cơ sở kế thừa và chuyển đổi số các hệ thống CNTT có sẵn.
Triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan với mục tiêu thủ tục hải quan được thực hiện giữa cơ quan Hải quan và DN XNK hoàn toàn trên môi trường số mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; quản lý tự động các hoat động nghiệp vụ hải quan trên môi trường số trong toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục hải quan cả trước, trong và sau thông quan.
Thứ ba, với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho các DN hoạt động XNK hàng hóa, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng, đơn giản hóa thủ tục hải quan trên cơ sở áp dụng các chuẩn mực Hải quan hiện đại, Tổng cục Hải quan đã đặt ra chỉ tiêu cụ thể đối với từng lĩnh vực nghiệp vụ (như giảm 10% thời gian thông quan, giải phóng hàng, giảm 25% tỷ lệ số cuộc các cuộc kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch tuân thủ pháp luật của người khai hải quan…).
Thứ tư, cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm hành lang pháp lý cho hoạt động Hải quan, Tổng cục Hải quan tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ. Cụ thể, trong năm 2023 sẽ xây dựng mới và sửa đổi, bổ sung, thay thế 15 quy chế, quy trình nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực thuế XNK, giám sát quản lý về Hải quan, điều tra chống buôn lậu, kiểm định hải quan, quản lý rủi ro, tài vụ quản trị.
Thứ năm, trong công tác thu NSNN, Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị số 479/CT-TCHQ về việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2023. Chỉ thị đã đưa ra nhóm nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm đảm bảo đạt được các mục tiêu được giao.
Thứ sáu, chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; triển khai thống nhất, đồng bộ trong Ngành và đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động tội phạm trong lĩnh vực Hải quan.
Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong toàn quốc, tập trung triển khai các chuyên đề theo định hướng lớn, trọng tâm, trong điểm; thực hiện nghiêm kế hoạch thanh tra chuyên ngành và kiểm tra nội bộ, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ qua hình thức kiểm tra trực tuyến trên các hệ thống thông tin nghiệp vụ của Ngành, cơ sở dữ liệu và hệ thống camera giám sát công vụ; nâng cao hiệu quả công tác trực ban các cấp; nâng cao chất lượng và hiệu quả phân tích, đánh giá dấu hiệu rủi ro để kiểm tra, giám sát có trọng điểm đối với hàng hóa XNK có nghi vấn.
Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp trao đổi thông tin để tiếp cận với mô hình quản lý của một số nước tiên tiến và mô hình hải quan hiện đại. Tập trung triển khai kế hoạch hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Hải quan giai đoạn 2021-2025. Chú trọng đẩy mạnh và tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược, quan trọng và các nước láng giềng. Chủ động, tích cực tham gia và có trách nhiệm, đảm bảo lợi ích của Hải quan Việt Nam tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực...
Thứ tám, xây dựng lực lượng, duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính; rà soát, đánh giá lại biên chế của các đơn vị trong ngành căn cứ vào thời gian thực hiện công việc thực tế; duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa ứng xử của công chức trong thực thi công vụ.
Thứ chín, Tổng cục Hải quan thực hiện nghiêm các quy định về chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm toán, Ủy ban kiểm tra Trung ương; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ và tự kiểm tra nội bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi đơn vị, tổ chức, CBCC, viên chức và người lao động trong toàn Ngành.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/nganh-hai-quan-tap-trung-9-nhom-cong-tac-trong-tam-nam-2023-171452.html

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3