Nhan nhản hình thức mạo danh lừa đảo


(CHG) Mạo danh cán bộ kiểm tra an toàn thực phẩm, công chức Quản lý thị trường, cơ quan tư pháp để đe dọa chiếm đoạt tài sản; giả mạo doanh nghiệp để lừa đảo, mạo danh ngân hàng dọa người dùng đóng phí quảng cáo hay giả danh cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) chiếm đoạt tiền của người lao động… đang là những chiêu trò mới của các đối tượng lừa đảo giăng ra, lợi dụng sự cả tin và thiếu hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân để thực hiện hành vi lừa đảo. 

Nhiều thủ đoạn mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thông tin từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) cho biết, các đối tượng xấu sử dụng nhiều kịch bản, chiêu thức để lừa đảo, phổ biến như giả mạo lực lượng Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện thông báo nạn nhân đang liên quan đến một vụ nghiêm trọng như buôn ma túy, gây tai nạn bỏ trốn, lừa đảo xuyên quốc gia...
Khi nạn nhân nói rằng mình không liên quan hoặc không phải là tội phạm được nói đến, các đối tượng lừa đảo sẽ khai thác thông tin cá nhân hoặc nói rằng có thể thông tin cá nhân của nạn nhân bị lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó dẫn dụ nạn nhân làm theo những yêu cầu của mình.
Phổ biến gần đây là kịch bản đối tượng xấu giả mạo nhân viên của sàn thương mại điện tử, trung tâm mua sắm, đài truyền hình, công ty xổ số... gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có giá trị cao của một chương trình nào đó, thúc giục nạn nhân nếu không thực hiện ngay những yêu câu đưa ra thì sẽ không có cơ hội nhận được phần thưởng giá trị nữa. Từ đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp mã OTP gửi về điện thoại hay đưa ra bất kỳ lý do nào khác để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm trộm tiền trong tài khoản.
Bên cạnh đó, nhiều người dân còn gặp phải những cuộc gọi giả làm nhân viên bưu điện gọi điện thông báo nhận bưu phẩm; nhân viên viễn thông gọi điện thông báo nợ cước; nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ cước, dọa cắt điện…
Thông tin tới báo chí, ông Phạm Ngọc Quy, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An cho biết, thời gian gần đây, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An nhận được nhiều phản ánh của doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh về hành vi mạo danh cán bộ Chi cục để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, ảnh hưởng đến uy tín của Chi cục, gây dư luận không tốt và thiệt hại kinh tế đối với các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm.
Cụ thể, thông qua điện thoại, các đối tượng mạo danh đã yêu cầu doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải mua tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm hoặc chuyển tiền nếu không muốn bị các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, hoặc để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai cũng liên tiếp nhận được thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh về việc có đối tượng tên là Phạm Trung Kiên số điện thoại 0962.247672 tự xưng là công chức của lực lượng Quản lý thị trường Gia Lai gọi điện thoại thông báo sẽ đến kiểm tra cơ sở kinh doanh, với thủ đoạn đề nghị các cơ sở chuẩn bị tiền để nộp phạt vi phạm hành chính hoặc nếu các cơ sở kinh doanh chuyển tiền thông qua số tài khoản ngân hàng (4347.888888) thì sẽ được đoàn kiểm tra xem xét không tiến hành kiểm tra.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau cũng phát hiện trường hợp có người tự xưng kiểm soát viên thuộc Đội Quản lý thị trường số 2 gọi điện đến các cửa hàng, đặt vấn đề Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường sẽ thanh tra về chất lượng xăng dầu tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nếu các đơn vị muốn giúp đỡ, thì gọi vào số điện thoại 0825402374 của một người tên Hằng để được hướng dẫn nộp tiền nhằm tránh bị đưa vào kiểm tra.
Tương tự, tại tỉnh Bắc Kạn, cũng với thủ đoạn nêu trên, các đối tượng lừa đảo cũng nhắm vào các hộ kinh doanh để "dọa" kiểm tra nếu như không nộp tiền.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn bị các đối tượng làm giả hàng hóa, nhãn hiệu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, giả mạo thông tin để lừa đảo khách hàng, điều này gây thiệt hại nặng nề đến uy tín, thương hiệu, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thiệt hại về tài sản của người dân, khách hàng.
Về lĩnh vực BHXH, thời gian qua nở rộ phương thức lừa đảo mới, đó là các đối tượng yêu cầu người lao động cung cấp quá trình đóng BHXH trên ứng dụng "VssID - Bảo hiểm xã hội số" để tính số tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó các đối tượng sẽ giúp người lao động làm thủ tục giải ngân trong 2 ngày và lấy phí dịch vụ 5% trên tổng số tiền người lao động nhận được, số tiền này phải thanh toán trước. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền cho đối tượng này, người lao động không nhận được bất cứ khoản trợ cấp nào và bị chiếm đoạt số tiền dịch vụ 5% đã thanh toán trước cho đối tượng.

                                

Nhiều thủ đoạn mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng còn giả danh nhân viên ngân hàng mời chào, cung cấp các khoản vay online từ ngân hàng, mở thẻ tín dụng qua trang web giả mạo ngân hàng, gửi xác nhận khoản vay cho nạn nhân để tạo niềm tin. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân nộp tiền lệ phí hoặc tiền trả góp đợt đầu vào một tài khoản khác rồi chiếm đoạt.
Nắm được tâm lý chủ quan của người dân, các đối tượng lừa đảo giả danh cơ quan, tổ chức thông báo “trúng thưởng may mắn” với phần thưởng có giá trị cao. Nhưng để nhận được phần thưởng này, nạn nhân phải mua sản phẩm của đối tượng có giá trị cao hơn ngoài thị trường hoặc mua chuyển trước cho đối tượng một số tiền đóng thuế để được nhận thưởng. Nhiều người đã cả tin chuyển tiền và bị chiếm đoạt số tiền lớn...
Làm gì để tránh bị “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo?
Liên quan tới việc kiểm soát tình trạng lừa đảo bằng hình thức mạo danh, giả danh cán bộ các cơ quan tư pháp, Công an, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp… Bộ Công an cho rằng, người dân cần phải chủ động nâng cao cảnh giác, thường xuyên cập nhật tin tức để nhanh chóng nhận diện thủ đoạn của tội phạm.
Hầu hết các bị hại đều là những người ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí; thiếu ý thức cảnh giác với tội phạm; không có kiến thức về bảo mật thông tin cũng như hiểu biết về các hoạt động tố tụng hình sự. Khi xảy ra vụ việc, nạn nhân không biết thông tin về đối tượng, không biết tại sao bị mất tiền trong tài khoản, hoặc lo sợ bị mất uy tín nên không trình báo với cơ quan Công an, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.        

Ảnh minh họa.

Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.
Khi nhận được các cuộc gọi giả mạo này, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.
Khi gặp những tin nhắn thông qua các trang mạng xã hội để vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyển tiền để xác minh tài khoản; nhờ tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ nước ngoài... thì cần đặc biệt cảnh giác, tuyệt đối không làm theo; nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin.
Thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Không chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội; nếu cần có tài khoản ngân hàng công khai để giao dịch mua bán trên không gian mạng, thì tiền trong số tài khoản công khai cần giữ ở mức thấp nhất để tránh bị kẻ gian chiếm đoạt.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cũng khuyến nghị, người dân có thể nâng cao kiến thức và mức độ nhận diện để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo bằng việc xem các video do một số YouTuber thực hiện kể về quá trình bị lừa đảo hoặc các tình huống được xây dựng trên những câu chuyện có thật.
"Người dân cần lưu ý rằng các lực lượng chức năng nếu làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng", chuyên gia NCSC cảnh báo tới người dân.../.
(Còn nữa)

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro

Sáng 12/5, tại Đại học Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Xem chi tiết
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo quy định về giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương hiện đã đăng tải công khai Dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Xem chi tiết
Vì sao đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu dư thừa phát lên lưới giá 0 đồng?

Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được miễn giảm thực hiện một số quy định, tiêu chí khắt khe của pháp luật và có nhiều ưu đãi về chính sách… do đó, nếu bán điện thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện của quốc gia và khó kiểm soát hệ thống lưới điện, làm mất an toàn, trục lợi chính sách của nhà nước.

Xem chi tiết
Đề xuất quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem chi tiết
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.

Xem chi tiết
2
2
2
3