Tăng cường tuần tra kiểm soát tàu cá chống khai thác IUU


(CHG) Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU, các Bộ, ngành, địa phương ven biển quyết liệt trong hành động để hoàn thành việc khắc phục tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) nhằm chuẩn bị tốt các nội dung làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam thanh tra lần thứ 4, dự kiến từ 23 - 29/5.

Chấn chỉnh, khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót
Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 13/2/2023 với tinh thần tập trung cao độ, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong lãnh đạo, chỉ đạo; chủ động, quyết liệt trong hành động để hoàn thành việc khắc phục tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC), cụ thể:
Kiên quyết thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, cụ thể: Các Bộ, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo, xử lý nghiêm, kịp thời tổ chức, cá nhân cố tình thực hiện hành vi khai thác trái phép.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vi phạm. Bộ Công an chỉ đạo điều tra, củng cố hồ sơ, đưa ra truy tố các tổ chức, cá nhân có hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Nhiều ấn phẩm tuyên truyền về khai thác thuỷ sản hợp pháp được đưa đến tay ngư dân.
Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin, hồ sơ và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong điều tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Các địa phương ven biển xác minh, xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để răn đe, giáo dục.
Thủ tướng Chính phủ phê bình các tỉnh: Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá của địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài từ đầu năm 2023 đến nay, yêu cầu các tỉnh tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2023.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương... triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn triệt để nguyên liệu thủy sản khai thác bất hợp pháp nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu bằng tàu container theo khuyến nghị của EC; rà soát, bổ sung quy định pháp luật trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản để quản lý, báo cáo Chính phủ trong quý II năm 2023.
Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác quản lý tàu cá, đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản bảo đảm đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo lực lượng biên phòng, kiểm ngư tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản theo quy định.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra, vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác bốc dỡ qua cảng, tuân thủ quy định về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản; điều tra, xác minh, xử lý triệt để vi phạm, trường hợp đủ căn cứ xử lý hình sự cần điều tra, truy tố theo quy định pháp luật, đặc biệt là hành vi cố tình vi phạm quy định về IUU, hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu; chủ động điều động, biệt phái, bố trí đủ nhân lực và kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU cho cơ quan quản lý thủy sản tại địa phương, đặc biệt là tại cảng cá.
Những kết quả ban đầu trong việc chống khai thác IUU
Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, trọng tâm là ngăn chặn tàu cá, ngư dân ta xâm phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Công an địa phương nắm chắc tình hình trên biển, kịp thời chia sẻ thông tin về hoạt động của tàu cá, ngư dân để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát tàu cá và kịp thời xử lý các vi phạm; kiên quyết xử lý và tham mưu địa phương xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng tuyên truyền, vận động chủ tàu khai thác cá tuân thủ pháp luật về chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
Thông qua kiểm tra, kiểm soát tại các trạm kiểm soát và tuần tra trên biển, trong tháng 5, các đơn vị Biên phòng đã tuyên truyền cho hơn 14.400 lượt tàu cá/87.600 lượt thuyền viên, cấp phát 2.100 tờ rơi, 286 cuốn tài liệu về các quy định pháp luật trong khai thác thủy sản... Cùng với tuyên truyền, các đơn vị đã tăng cường quản lý tàu cá. Trong tháng 5, các đơn vị Biên phòng tổ chức 2.600 lượt tổ tuần tra, kiểm soát trên biển; làm thủ tục xuất, nhập bến cho hơn 70.000 tàu cá.
Quá trình tuần tra, kiểm soát, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã phát hiện, xử lý vi phạm hành chính 73 vụ/86 phương tiện/96 đối tượng với số tiền phạt hơn 860 triệu đồng, tịch thu 2 bộ kích điện, tước bằng thuyền trưởng 1 trường hợp. Thông qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá, các đơn vị Bộ đội Biên phòng phát hiện, thông báo, yêu cầu 480 chủ phương tiện, thuyền trưởng tàu cá mất kết nối tự khắc phục, mở lại kết nối theo đúng quy định; cảnh báo, yêu cầu 56 tàu cá hoạt động gần ranh giới vùng biển giữa Việt Nam với các nước không vi phạm vùng biển nước ngoài.
Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác phòng chống khai thác IUU vẫn còn một số tồn tại. Đó là, vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; tàu cá khai thác hải sản sử dụng ngư cụ cấm, xung điện, khai thác sai vùng vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng đến công tác chống khai thác IUU...
Từ thực tế trên, Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng chỉ đạo các đơn vị chấn chỉnh, khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại các cửa sông, cửa lạch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất nhập bến phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định; kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm. Đồng thời, tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến, đặc biệt tại các đảo, cửa sông, cửa lạch nơi tập trung nhiều tàu cá không đăng ký, không có giấy phép khai thác, không lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá.../. 
 

Thực hiện Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 13/2/2023, tại Cà Mau, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tập trung phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng có liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến chủ tàu, thuyền trưởng, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh hải sản trên địa bàn nâng cao nhận thức, chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Đồng thời, vận động các chủ tàu, ngư dân chấp hành nghiêm quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên và duy trì tín hiệu kết nối không vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau chỉ đạo cơ quan nghiệp vụ lập hồ sơ các tàu đánh cá có nguy cơ cao vi phạm về khai thác IUU để theo dõi, trao đổi, thông báo, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Tại Thừa Thiên - Huế, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thường xuyên phối hợp trao đổi với lực lượng như Công an, Cảnh sát Biển, Hải quan để nắm tình hình tàu cá vi phạm ranh giới, phối hợp xử lý các hành vi môi giới, đầu tư tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển của nước ngoài, chuộc tàu cá, ngư dân về nước trái phép. Tham mưu cho UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tăng cường các biện pháp, nhằm khắc phục và giảm thiểu tình trạng khai thác IUU. 
Các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức 10 hội nghị và 244 buổi tuyên truyền về chống khai thác IUU cho 20.308 ngư dân, chủ tàu, thuyền trưởng và cán bộ địa phương. Nội dung tuyên truyền được thu âm cho các đơn vị phát trên hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn; đồng thời, sử dụng loa di động để đi tuyên truyền. Các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã phối hợp vận động quyên góp, tặng khoảng 10.000 lá cờ Tổ quốc, gần 1.000 áo phao, 1.000 ảnh Bác Hồ cho ngư dân. Cùng với đó, các đơn vị đã phát hơn 19.000 tờ rơi, vận động hơn 2.000 ngư dân, chủ tàu cá viết bản cam kết chấp hành các quy định của pháp luật, trang bị 155 tủ sách pháp luật, 20 tủ thuốc lắp đặt trên tàu cá, 1.214 đầu sách, 2.635 đĩa DVD có nội dung tuyên truyền pháp luật.

Còn lại: 1000 ký tự
Xúc tiến thương mại gắn với lợi thế du lịch

Quý I/2024, hoạt động thương mại của Quảng Ninh tăng trưởng mạnh với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,5% so với cùng kỳ 2023. Trong quý II, các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương gắn với lợi thế du lịch đang được ngành Công Thương tích cực triển khai.

Xem chi tiết
Xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh

Ngày 8/4, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Xem chi tiết
Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

​Chiều 2/4, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem chi tiết
Để nâng tầm thương hiệu OCOP

​Chất lượng là yếu tố tiên quyết khẳng định vị trí của sản phẩm OCOP nói riêng và nông sản nói chung trên thị trường. Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trong tỉnh đang tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường, từng bước hướng tới xuất khẩu.

Xem chi tiết
Tọa đàm "Tiềm năng và thách thức đối với nuôi biển"

​Trong khuôn khổ hội nghị “Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh”, các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu, nhà nghiên cứu chiến lược, đại diện các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp lĩnh vực thủy sản đã tham gia phiên tọa đàm có chủ đề: "Tiềm năng và thách thức đối với nuôi biển".

Xem chi tiết
2
2
2
3