Ứng xử với các biện pháp kiểm soát hàng nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt của Trung Quốc


(CHG) Trung Quốc ngày càng đưa ra các yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt đối với hàng nhập khẩu, đòi hỏi các doanh nghiệp và các cơ quan quan lý phải nhanh chóng nắm bắt và thay đổi để đưa hàng vào thị trường đông dân nhất thế giới này.
Kiểm soát ngày càng chặt
Trong năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 5 Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với các mặt hàng nông sản gồm sầu riêng, chuối, chanh dây, khoai lang và tổ yến. Điều này mở ra cơ hội rộng lớn cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên, cơ hội cũng đi kèm thách thức khi thị trường Trung Quốc ngày càng siết chặt về chất lượng an toàn thực phẩm.
Trước đó, tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký DN sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu" và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu". Theo đó, những doanh nghiệp (DN) nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bắt buộc tuân thủ những quy định mới. Hai lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
Ông Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đánh giá, việc triển khai đáp ứng hai Lệnh 248, 249 trong gần 1 năm qua đã cơ bản thỏa mãn được yêu cầu từ phía Trung Quốc. Những khó khăn, vướng mắc đều được Văn phòng SPS nhanh chóng kết nối với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ.
Theo ông Hòa, Lệnh 248 không điều chỉnh việc đăng ký mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Phía Trung Quốc không yêu cầu tất cả DN xuất khẩu sản phẩm hoa quả tươi, hoa quả nhiệt đới của Việt Nam và Trung Quốc phải đăng ký và phải có mã số mới được cấp phép mà chỉ yêu cầu DN nhập khẩu của Trung Quốc, khi làm thủ tục kiểm dịch ở phía Trung Quốc thì hàng hóa trên bao bì nhãn mác phải rõ ràng thông tin, có mã số cơ sở đóng gói, mã số vùng trồng.
Trung Quốc yêu cầu phải đàm phán mở cửa đối với từng loại sản phẩm và ký kết lại Nghị định thư xuất khẩu đối với các loại quả truyền thống, hình thức quản lý tương tự như đối với măng cụt và sầu riêng. Ảnh: TL
Theo số liệu từ Văn phòng SPS Việt Nam, tính đến ngày 5/12/2022 đã có 2.426 mã sản phẩm được cấp phép nhập khẩu vào Trung Quốc. Trong đó, có 1.236 mã sản phẩm thuộc nhóm 18 mặt hàng đăng ký qua cơ quan thẩm quyền (chiếm 50,9%) và phần còn lại 1.190 mã sản phẩm không thuộc danh mục phải đăng ký qua cơ quan thẩm quyền. Trong số hai nhóm này, các sản phẩm thủy sản được Hải quan Trung Quốc thông qua nhiều nhất, tiếp đến là sản phẩm hạt (hạt điều, cà phê...) và các sản phẩm dầu thực vật, bánh bột...
TS. Phan Thị Thu Hiền, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết, hiện Việt Nam có 7 loại trái cây xuất khẩu truyền thống sang Trung Quốc bao gồm xoài, thanh long, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít và 5 loại xuất khẩu theo hình thức ký kết Nghị định thư là măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối và khoai lang. Ngoài ra, Việt Nam đang xuất khẩu tạm thời chanh leo và ớt tươi. Các mặt hàng đang tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường là bưởi, na, dừa, roi, chanh…
Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc đang có sự thay đổi mạnh mẽ với những quy định liên tục được đổi mới. Cụ thể, phía Trung Quốc yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là hình thức biên mậu, tiểu ngạch. Đồng thời, Trung Quốc cũng yêu cầu phải đàm phán mở cửa đối với từng loại sản phẩm và ký kết lại Nghị định thư xuất khẩu đối với các loại quả truyền thống, hình thức quản lý tương tự như đối với măng cụt và sầu riêng; đồng thời yêu cầu khai báo mã vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Quản chặt mã số vùng trồng
Dù đã đạt được nhiều kết quả, nhưng theo ghi nhận tại Diễn đàn về xây dựng cơ sở, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu; nhìn lại một năm đáp ứng Lệnh 248, 249 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần sớm được tháo gỡ, đặc biệt là vấn đề liên quan tới mã số vùng trồng.
Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ cho biết, hiện nay công tác triển khai, thực hiện cấp mã số đang gặp khó khăn do vùng trồng còn nhỏ lẻ, việc cấp mã số gặp khó khăn, thiếu nguồn lực để định vị, xác định vùng trồng, từ đó dẫn đến việc khó quản lý các vùng trồng.
Trong khi đó, ông Hoàng Khánh Duy, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, hiện nay còn nhiều DN chưa nghiên cứu kỹ Lệnh 248, 249 nên khi triển khai đăng ký còn nhiều lúng túng, dẫn đến chậm thông quan; hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu vẫn ở sản phẩm thô, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã nhận được phản ánh về việc một số cá nhân nhận ủy quyền làm thủ tục xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc có dấu hiệu gian lận mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. UBND tỉnh Lạng Sơn đã nắm được thông tin và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra vụ việc.
Về phía DN, đại diện Công ty Nafoods cũng cho biết, do đặc thù nhạy cảm dịch bệnh, quy mô trồng chanh leo chỉ dao động 3-7 héc-ta/nông hộ, chứ không có vùng tập trung lớn như sầu riêng, thanh long. Chính vì vậy khâu quản lý và cấp mã vùng trồng gặp nhiều khó khăn. Theo đó, đại diện Nafoods đề xuất cần quy hoạch lại vùng sản xuất chuyên canh cây chanh leo, có lộ trình quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu cho chanh leo. Bên cạnh đó, cần cập nhật tài liệu hướng dẫn chi tiết để giải đáp các câu hỏi của nông dân trong quá trình sản xuất chanh leo và có giải pháp hỗ trợ nông dân để duy trì mã số vùng trồng, tránh phụ thuộc nhiều vào DN và sự “chỉ việc dắt tay” của các DN.
Ông Nguyễn Tấn Nhơn cũng đề xuất các địa phương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường kiểm tra, giám sát, tạo sự minh bạch trong sản xuất, cung ứng, không để gian lận trong việc sử dụng mã số vùng trồng. Bên cạnh đó, các DN cũng cần cùng phối hợp để tạo dựng các chuỗi sản xuất, cung ứng đảm bảo chất lượng, sản lượng khi cung ứng cho đối tác Trung Quốc.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Lê Thanh Hoà lưu ý các DN khi làm thủ tục xuất khẩu phải công khai, minh bạch, không khai gian lận, mượn mã số vùng trồng để xuất khẩu... Nếu bị phát hiện thì hệ lụy rất lớn, thậm chí bị hủy tư cách xuất khẩu.
Ông Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam:
Sắp tới, phía Trung Quốc sẽ kiểm tra rất nghiêm ngặt mức độ ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hóa chất trong các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc. Do đó, các DN, các đơn vị đã được cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phải chủ động cập nhật, nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo theo những yêu cầu từ phía bạn. Đặc biệt, từ nay đến 30/6/2023, nếu DN nào được phép đăng ký trực tiếp phải chủ động cập nhật các hồ sơ, trong trường hợp chưa đủ năng lực có thể thông qua các cơ quan thẩm quyền hỗ trợ việc đăng ký; các hồ sơ nên dịch ra tiếng Trung Quốc sẽ rất thuận lợi cho phía Hải quan Trung Quốc xem xét sau này.
 

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/ung-xu-voi-cac-bien-phap-kiem-soat-hang-nhap-khau-ngay-cang-nghiem-ngat-cua-trung-quoc-169842-169842.html

Còn lại: 1000 ký tự
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
Xúc tiến thương mại gắn với lợi thế du lịch

Quý I/2024, hoạt động thương mại của Quảng Ninh tăng trưởng mạnh với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,5% so với cùng kỳ 2023. Trong quý II, các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương gắn với lợi thế du lịch đang được ngành Công Thương tích cực triển khai.

Xem chi tiết
Xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh

Ngày 8/4, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Xem chi tiết
Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

​Chiều 2/4, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem chi tiết
Để nâng tầm thương hiệu OCOP

​Chất lượng là yếu tố tiên quyết khẳng định vị trí của sản phẩm OCOP nói riêng và nông sản nói chung trên thị trường. Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trong tỉnh đang tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường, từng bước hướng tới xuất khẩu.

Xem chi tiết
2
2
2
3