Bình Dương: Triệt phá đường dây sản xuất sữa giả trị giá hàng chục tỷ đồng


(CHG) Hôm 22/1, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công An Tp.HCM đã triệt phá một cơ sở sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nước ngoài, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.
Thông tin từ lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Dương cho hay, đơn vị vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (Công an tỉnh Bình Dương) phát hiện một cơ sở sản xuất sữa giả các nhãn hiệu nổi tiếng.
Lãnh đạo Cục QLTT cho biết, cơ sở này do Vũ Thành Công, sinh năm 1988, ngụ Q.12 (TP.HCM) làm chủ mưu. Hoạt động của cơ sở này có quy mô liên tỉnh và chủ yếu bán trên các kênh TMĐT.
Cơ quan chức năng đang làm việc với đối tượng Võ Thành Công
Cơ quan chức năng đang làm việc với đối tượng Võ Thành Công (Ảnh: QLTT Bình Dương)
Theo đó, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Bình Dương chủ trì phối hợp với Công an Tp.Dĩ An và Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bình Dương, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an Tp.HCM đã tiến hành đồng loạt kiểm tra tại 4 địa điểm sản xuất khác nhau trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tại 4 địa điểm, lực lượng phát hiện hơn 7.500 lon sữa bột thành phẩm các loại; 70 thùng giấy chứa nắp lon sữa bằng kim loại; 150.000 vỏ lon sữa nhiều nhãn hiệu nổi tiếng; 7 bao tải chứa nắp nhựa hộp sữa, cùng máy móc, thiết bị để sản xuất, buôn bán hàng giả. Ước tính giá trị tang vật bị thu giữ lên đến 14,5 tỉ đồng.
Hiện lực lượng chức năng đang tạm giữ 8 đối tượng để điều tra, làm rõ hành vi "sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm".
Làm việc với lực lượng chức năng, đối tượng Vũ Thành Công thừa nhận đã thuê nhà xưởng tại địa chỉ 53B/7, đường Lồ Ồ, khu phố Nội Hóa 1, phường Bình An, Tp.Dĩ An (tỉnh Bình Dương), sau đó thuê công nhân để sản xuất hàng giả là sữa bột mang nhiều nhãn hiệu nổi tiếng, các thương hiệu này chủ yếu là nhập khẩu từ Úc, New Zealand và chưa được phép sản xuất tại Việt Nam.
Các sản phẩm sữa giả đều có mã QR, khi khách hàng kiểm tra đều ra mã QR của sản phẩm thật
Các sản phẩm sữa giả đều có mã QR, khi khách hàng kiểm tra sẽ hiện mã QR của sản phẩm thật (Ảnh: QLTT Bình Dương)
Sau khi làm thành phẩm sữa bột giả nhãn hiệu các thương hiệu nổi tiếng, Võ Thành Công đăng thông tin chào bán trên các trang mạng xã hội và kênh TMĐT. Việc giao hàng được giao qua hệ thống của các công ty giao hàng tiết kiệm.
Qua quá trình điều tra, Võ Thành Công còn khai hoạt động sản xuất, buôn bán sữa bột giả từ ngày 24/11/2023 đến nay và thường xuyên thay đổi địa điểm, kho hàng để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Chỉ trong hơn 2 tháng, Võ Thành Công đã thu lợi bất chính số tiền khoảng 3 tỉ đồng.
Điều đáng nói, những sản phẩm chủ yếu sử dụng cho người già, trẻ nhỏ và người mắc bệnh tiểu đường. Đồng thời, để tạo niềm tin cho khách hàng, cơ sở của sẵn sàng cho khách hàng hàng đồng kiểm bằng cách quét mã QR code trực tiếp trên các lon sữa khi nhận được và khi khách hàng quét mã này sản phẩm vẫn trả ra kết quả ra là hàng chính hãng.
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Một doanh nghiệp bị đình chỉ sản xuất và phạt hơn 100 triệu đồng

(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng

Xem chi tiết
Lâm Đồng: 02 giám đốc bị khởi tố vì sản xuất, buôn bán phân bón giả

(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.

Xem chi tiết
2
2
2
3