Cơ sở kinh doanh nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phạt 12 triệu đồng


(CHG) Thông tin từ QLTT tỉnh Thái Bình cho biết, ngày 11/7/2023, Đội QLTT số 1 đã xử phạt một cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình có hành vi vi phạm kinh doanh nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ với số tiền xử phạt 12 triệu đồng.

Công chức Đội Quản lý thị trường số 1 đang kiểm tra hàng hoá
Cụ thể, vào hồi 9h00, ngày 11/7/2023, sau khi thẩm tra xác minh tin báo của quần chúng nhân dân, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm Cometics do bà Nguyễn Thị Hương Giang làm chủ  có địa chỉ tại Số 124, phố Đốc Đen, phường Trần Lãm, TP Thái Bình.
Kết quả kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tại cửa hàng đang bày bán các sản phẩm nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng trị giá hàng hóa là 12 triệu đồng (theo giá niêm yết). Đội Quản lý thị trường số 1 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ với số tiền xử phạt là 12 triệu đồng và tịch thu toàn bộ số hàng hóa vi phạm trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Số nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ tại Thái Bình
Liên quan tới buôn bán nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, trước đó ngày 15/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai cho biết, Đội Quản lý thị trường số 1 vừa xử phạt ông T.H.A.Đ. - chủ cửa hàng kinh doanh nước địa chỉ phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai số tiền 32,5 triệu đồng.
Ông T.H.A.Đ. đã có hành vi mua trôi nổi 110 chai nước hoa (loại 10ml) về bán mà không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Thông tin trên sản phẩm không xác định được nơi sản xuất, xuất xứ của hàng hóa. Cơ sở kinh doanh của ông Đ. cũng không đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Cùng thời gian này, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang cũng đã xử phạt 08 cơ sở kinh doanh nước hoa, kem trắng da các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ với tổng số tiền gần 60 triệu đồng
Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc là những loại mỹ phẩm không nhãn mác, không có nguồn gốc, xuất xứ; có thể có hoặc không có giấy phép của Bộ Y tế (những trường hợp có đa phần là làm giả); được bán ra nhằm mục đích thu lợi bất chính.
Hành vi buôn bán hàng giả là mỹ phẩm và không rõ nguồn gốc được quy định tại Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
“Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này”.
 
Còn lại: 1000 ký tự
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Một doanh nghiệp bị đình chỉ sản xuất và phạt hơn 100 triệu đồng

(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng

Xem chi tiết
Lâm Đồng: 02 giám đốc bị khởi tố vì sản xuất, buôn bán phân bón giả

(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.

Xem chi tiết
Tây Ninh: Xử phạt một cá nhân 40 triệu đồng vì buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 21/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 – Cục QLTT tỉnh Tây Ninh cho biết, đã tổ chức thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu với số tiền xử phạt 40 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3