Phát hiện máy gặt đập liên hợp nhập lậu


(CHG) Cục Hải quan Đồng Tháp mới đây đã phát hiện chiếc máy gặt đập liên hợp do Thái Lan sản xuất trị giá gần 500 triệu đồng, không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ dấu hiệu nhập lậu này.
Máy gặt đập liên hợp nhập lậu bị lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh: Hải quan Đồng Tháp.
Theo Cục Hải quan Đồng Tháp, tại khu vực tổ 11, ấp 6, xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Tổ Kiểm soát gồm Đội Kiểm soát Hải quan đã chủ trì phối hợp với Đội 3 - Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Đồng Tháp, Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra địa điểm trước sân nhà ông Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1972 tại địa chỉ trên phát hiện và tạm giữ 1 chiếc máy gặt đập liên hợp đã qua sử dụng hiệu KUBOTA DC-105X, số máy V3800-CJS0268, số khung DC-105X-KH 101609, do Thái Lan sản xuất, không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Qua làm việc, ông Nguyễn Văn Hải khai nhận chiếc máy gặt đập nêu trên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, được ông mua lại từ người đàn ông không rõ họ tên và địa chỉ tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp về định sửa chữa, tân trang bán lại kiếm lời.
Đội Kiểm soát Hải quan đã lập biên bản tạm giữ tang vật, hoàn tất hồ sơ, chuyển cho Cục Hải quan Đồng Tháp để làm rõ, xử lý theo thẩm quyền.
Liên quan tới máy gặt đập không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, trước đó, Đội Nghiệp vụ Hải quan cửa khẩu Sở Thượng thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Thường Phước và Đội Kiểm soát Hải quan kiểm soát tại khu vực Cầu Nam Hang (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) cũng phát hiện một phà gỗ chở 1 máy gặt đập liên hợp hiệu KUBOTA DC70 đang di chuyển từ hướng Campuchia vào Việt Nam. Chủ máy gặt đập liên hợp không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, đồng thời, thừa nhận ông đã mua chiếc máy gặt đập từ Campuchia, không  trình báo với cơ quan chức năng quản lý tại cửa khẩu biên giới.
Vụ việc có dấu hiệu của tội "Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới" theo Điều 189 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017. Chi cục Hải quan cửa khẩu Thường Phước đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho Cơ quan điều tra Công an huyện Hồng Ngự tiếp nhận, điều tra, xác minh làm rõ./.
Còn lại: 1000 ký tự
TP.HCM: Cơ quan chức năng tiếp tục thu giữ hàng ngàn sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ

(CHG) - Thông tin từ Cục quản lý thị trường Tp.HCM cho biết, sau khi ra quân đồng loạt kiểm tra một số cửa hàng bán và kinh doanh phụ kiện điện thoại trên đường 3/2, cơ quan chức năng đã phát hiện ra hàng loạt sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Bình Dương: Triệt phá đường dây sản xuất sữa giả trị giá hàng chục tỷ đồng

(CHG) Hôm 22/1, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công An Tp.HCM đã triệt phá một cơ sở sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nước ngoài, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Xem chi tiết
Hải Dương: Xử phạt 15,5 triệu đồng và tiêu hủy bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và buộc tiêu hủy 1300 bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ, xử phạt vi phạm hành chính chủ lô hàng 15,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Cao Bằng: Phát hiện 233kg thuốc lá lá không giấy phép đang trên đường vận chuyển

(CHG) Lực lượng chức năng tịch thu 233kg nguyên liệu thuốc lá lá (thuốc lá lá chưa tách cọng), xử phạt 37 triệu đồng của đối tượng kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép đang trên đường vận chuyển.

Xem chi tiết
​Tạm giữ 52 tấn gạo không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu nhập lậu

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 1, Cục QLTT tỉnh Bến Tre vừa phát hiện và tạm giữ 1.040 bao gạo được nhập khẩu từ Ấn Độ với số lượng 52 tấn, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam tại một cơ sở kinh doanh ở huyện Ba Tri.

Xem chi tiết
2
2
2
3