Lịch sử hào hùng
Ngày 12/11/1936, trên 3 vạn thợ mỏ vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh đã dũng cảm đứng lên làm cuộc tổng bãi công yêu cầu chủ mỏ phải tăng lương, chống đánh đạp, ngược đãi công nhân,cải thiện điều kiện làm việc…
TKV áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác than |
Với khẩu hiệu: “Kỷ luật và đồng tâm chúng ta nhất định thắng” cuộc đình công của hơn 3 vạn thợ mỏ bắt đầu từ Cẩm Phả vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/11/1936 kéo dài hơn 20 ngày đã thực sự làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp, buộc chủ mỏ phải chấp nhận những yêu sách như: Tăng lương, giảm giờ làm, không đánh đập người lao động…Cuộc đình công này biểu thị ý chí quật cường của những người thợ mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời đã để lại cho tổ chức Đảng và giai cấp công nhân vùng mỏ bài học to lớn về tập hợp lực lượng, tính kỷ luật trong đấu tranh, sự đùm bọc tương thân tương ái của những người cùng cảnh ngộ, cùng nghề nghiệp, cùng giai cấp.
Đánh giá về cuộc tổng bãi công của công nhân mỏ vùng Cẩm Phả, báo Le Travail (Lao động), tờ báo công khai của Đảng ta ra ngày 27/11/1936 đã viết: “Cuộc đấu tranh trong bình tĩnh và kỷ luật, đấu tranh với một ý chí không gì lay chuyển nổi của giai cấp vô sản. Đây là đặc trưng chủ yếu đã toát ra từ cuộc bãi công đáng khâm phục của công nhân mỏ Cẩm Phả”. Bài học này đã đồng hành với cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân, nhân dân vùng mỏ thời kỳ trước, trong và sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng vùng mỏ ngày 25/4/1955 và sau đó là kháng chiến chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc. Sau đó, Ban thường vụ khu Hồng Quảng đã ra Nghị quyết số 31/NQ-KU về việc “Tổ chức kỷ niệm ngày 12/11, ngày đấu tranh của đội ngũ công nhân vùng mỏ”.
Ngày 4/11/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã có Quyết định 292 - CT chính thức công nhận ngày 12/11 hàng năm là ngày Hội Truyền thống của công nhân mỏ trên cả nước
Năm 1994, Tổng công ty Than Việt Nam (TVN) ra đời, tiếp đến là Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) rồi Vinacomin ngày nay. Để phù hợp với giai đoạn cách mạng mới, Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ công Thương) và Tập đoàn TKV đã thống nhất lấy ngày 12/11 hàng năm là Ngày truyền thống công nhân vùng mỏ - truyền thống ngành than.
Thành quả đáng tự hào
Tổng doanh thu giai đoạn 2016-2020, tổng doanh thu của TKV đạt khoảng 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 7,9%/năm, tổng lợi nhuận trước thuế 17,9 nghìn tỷ đồng, bình quân 3,6 nghìn tỷ/năm, nộp ngân sách Nhà nước 84,5 nghìn tỷ đồng, bình quân 16,9 nghìn tỷ đồng/năm; năng suất lao động theo hiện vật quy đổi với sản phẩm than thực hiện 2019 đạt 771 tấn/người/năm, tăng bình quân 12% năm, thu nhập bình quân 10,4 triệu đồng/người/tháng, tốc độ tăng tiền lương bình quân 9,2% năm; tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản dự kiến đạt 66,8 nghìn tỷ đồng, bình quân 13,36 nghìn tỷ đồng/năm.
Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh |
Xác định đầu tư đổi mới công nghệ là lời giải duy nhất tăng năng lực cạnh tranh, bảo vệ môi trường, ngành than đã đưa vào sản xuất những công nghệ tiên tiến, nhằm giảm sức người, tăng sức máy, đảm bảo an toàn, giảm thiểu tổn thất đối với môi trường. Theo đó, với lĩnh vực sản xuất than hầm lò, TKV đã đầu tư nhiều loại hình công nghệ khai thác sản lượng than khai thác bằng cơ giới hóa đồng bộ tăng từ 7,5% (2016) lên 11,7% (2019), 16,8% (2020).
9 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, cùng với giá vật tư, sắt thép, nguyên liệu đầu vào tăng, thời tiết quý III mưa nhiều, nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh, triển khai hiệu quả các giải pháp trong sản xuất, kinh doanh (SXKD), TKV đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”. Theo đó, việc làm thu nhập của người lao động được đảm bảo, ổn định, hoàn thành tốt các mục tiêu và SXKD 9 tháng năm 2021: Doanh thu ước đạt 96,09 nghìn tỷ đồng, đạt 78% kế hoạch năm, bằng 101% so với cùng kỳ; lợi nhuận dự kiến đạt 2 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 132 nghìn tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch năm và bằng 105% so với cùng kỳ, tiền lương bình quân đạt 12,32 triệu đồng/người/tháng.
Các sản phẩm chủ yếu trong 4 lĩnh vực sản xuất chính đều đạt và vượt kế hoạch, mục tiêu đề ra: Than nguyên khai 29,67 triệu tấn, đạt 77% kế hoạch năm; than sạch thành phẩm đạt 30,4 triệu tấn, đạt 79% kế hoạch năm và bằng 104% so với cùng kỳ năm trước; than tiêu thụ đạt 33,4 triệu tấn, bằng 78% kế hoạch năm và 100% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất Alumin quy đổi đạt 1,09 triệu tấn, đạt 84% kế hoạch năm. Đặc biệt, TKV đã thực hiện nghiêm và nâng cao cấp độ phòng,chống dịch, xây dựng phương án thực hiện “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ và nghỉ tại chỗ), “một cung đường-hai điểm đến”, chủ trương 5K + vắc - xin + công nghệ; động viên chăm lo cho CNVCLĐ, đồng thời TKV đã ủng hộ quỹ văc xin theo vận động của Chính phủ và các đoàn thể, địa phương với số tiền 266 tỷ đồng.
Trong quý IV/2021, TKV tiếp tục tổ chức tốt mục tiêu “ Phòng, chống dịch Covid-19 và SXKD hiệu quả trong tình hình mới”, phát huy truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm”; thiết thực chào mừng kỷ niệm 85 năm Ngày truyền thống công nhân vùng mỏ - truyền thống ngành than.
Giai đoạn 2020 -2025, TKV phấn đấu tổng doanh thu đạt 760.000 tỷ đồng (tăng 25% so với giai đoạn 2015 - 2020), bình quân tăng 5%/năm… Riêng năm 2021, TKV phấn đấu sản xuất 38,5 triệu tấn than, tiêu thụ 42 triệu tấn, lợi nhuận 3.000 tỷ đồng. |
Nguồn: Báo Công Thương
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết