Hà Nội: Xe “Vua” lộng hành trên đê sông Hồng (Bài 2)


(CHG) Tình trạng xe quá trọng tải, xe tự ý cải tạo lưu thông trên tuyến đê sông Hồng địa phận huyện Gia Lâm đang là vấn nạn. Hầu hết những xe chở hàng loại này đều mang logo của từng nhà xe và được gọi là xe “Vua” có quyền lưu thông trên mọi tuyến đường mà không bị xử lý. Dường như các ngành chức năng được giao quản lý tuyến đường đang “bất lực” trước vi phạm đang xảy ra.

Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại đã phản ánh trong bài 1: “Xe “Vua” lộng hành trên đê sông Hồng”, tình trạng xe quá tải, xe cơi nới kích thước thành thùng để chở hàng quá tải, lưu thông trên các tuyến đường gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, mất ATGT diễn ra thường xuyên, có dấu hiệu của việc làm ngơ của các lực lượng chức năng để các đoàn xe này “ung dung” vi phạm mà không bị xử lý.


Điểm chung của các đoàn xe này là đều gắn logo và có những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng luật giao thông đường bộ. PV ghi nhận trên đê Tả Hồng đoạn qua xã Đông Dư, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, các xe trên đều mang logo của nhiều nhà xe như: An Viên Hợp Nhất, Soltech, PTH, ĐV, xe bồn của bê tông Việt Tiệp, bê tông Chèm.

Chạy xe vào đường cấm

Theo ghi nhận của PV, mặc dù quy định trên các tuyến đê Tả Hồng địa phận Hà Nội thì tải trọng không được vượt quá 18 tấn. Tuy nhiên, các xe vi phạm này đều mang trọng lượng từ 30 đến 70 tấn. Với mật độ chạy xe dày đặc, mặc dù tuyến đê mới được nâng cấp, sửa chữa và đưa vào sử dụng không lâu, nhưng nhiều chỗ đã bắt đầu rạn nứt mặt đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của tuyến đê cấp đặc biệt này.

Xe che chắn không đảm bảo

Các xe chở vật liệu đều không được che chắn đảm bảo, chất cao vượt thùng xe, xe không được rửa khi ra khỏi bến bãi khiến vật liệu rơi vãi khắp nơi trên các tuyến đường. Đi trên tuyến đê đúng vào hôm trời mưa rét, PV chứng kiến mặt đường nhão nhoét đầy bùn, cát, trơn trượt khiến cho người tham gia giao thông trong tình cảnh rất vất vả, kho khăn và nguy hiểm.

PV đã phỏng vấn một chị là công nhân của Xí nghiệp môi trường Gia Lâm, chị cho biết “ngày nào trên tuyến đê này cũng có hàng nghìn chuyến xe chở cát, vật liệu xây dựng từ trong bến sông địa phận xã Đông Dư lưu thông trên tuyến đê này. Đặc biệt, vào buổi tối có những đoàn xe hàng chục chiếc nối đuôi nhau. Đã rất nhiều tháng nay, ngày nào tôi cũng phải hót cát trên tuyến đường này rất vất vả”.

Xe quá tải trọng và cơi nới thành thùng

Hầu hết các đoàn xe tải mang logo đều có dấu hiệu cơi nới thành, thùng xe. Việc cơi nới thành thùng được thực hiện rất tinh vi. Những nhà xe này đã hàn thêm thành thùng xe một lớp có kết cầu và thiết kế nhìn tương tự như thùng nguyên bản. Nhưng thực tế thì thùng xe đã nược nâng cao từ 50% thậm chí lên đến 100% so với thành thùng cũ. Như vậy, trọng tải xe cũng được nâng lên tương ứng với số phần trăm đã cơi nới, nên mặt đường đã phải “cõng” xe quá trọng tải, lại phải cõng thêm khối lượng vượt trọng tải đến mức phải “oằn mình” là có thật.

Ảnh xe cơi nới

PV đã ghi hình được cảnh một tổ tuần tra, kiểm soát của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội đang làm việc trên tuyến đê này. Điều đáng nói là các đồng chí thanh tra giao thông chỉ dừng kiểm tra với những xe không có logo, còn những xe “Vua” thì vẫn cứ nối đuôi nhau đi qua mặt đội kiểm tra mà không có cán bộ thanh tra nào phản ứng gì.

Với hành vi cơi nới thành, thùng, chở hàng không đúng quy định sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Nghị định 123/NĐ – CP ngày 28/12/2021, có hiệu lực ngày 1/1/2022 đã nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm giao thông với số tiền rất cao, hình thức xử phạt bổ sung cũng rất nặng.

Theo Khoản 18, Điều 2 Nghị định 123/NĐ – CP ngày 28/12/2021, sửa đổi Điều 33, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có quy định:

“Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng.”

Quy định là như vậy, với nhiều lỗi vi phạm rất nghiêm trọng nhưng các đoàn xe “Vua” vẫn ngày đêm “ tung hoành” trên tuyến đường này mà không bị xử lý. Cần phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý tuyến đường này như: Công an huyện Gia Lâm; Đội thanh tra giao thông huyện Gia Lâm; Hạt quản lý đê điều phụ trách tuyến.

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội, Sở giao thông vận tải Hà Nội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội kiểm tra công vụ đối với các lực lượng được giao đảm bảo an toàn giao thông, an toàn đê điều trên địa bàn huyện Gia Lâm để dẹp bỏ nạn xe “Vua” đã tồn tại bấy lâu nay.

Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại sẽ tiếp tục thông tin

Còn lại: 1000 ký tự
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương

Đề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3