Những căn cứ xác thực
Vụ việc bắt đầu từ loạt bài viết của Tạp chí CHG về Công ty TNHH TM- DV- Thẩm mỹ Yodywhite Phương Anh (Công ty Phương Anh), một doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm. Những bài viết phản biện, nhằm thông tin liên quan đến việc công ty này quảng cáo mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh và sản phẩm mỹ phẩm có chứa các chất cấm như Corticoid và Thủy Ngân.
Loạt bài viết của Tạp chí CHG không chỉ nhằm mục đích thông tin mà còn góp phần cảnh báo người tiêu dùng về những nguy cơ tiềm ẩn từ việc sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng. Thông qua việc trao đổi thông tin khách quan, đa chiều, đúng tôn chỉ mục đích, cũng như các tài liệu và chứng cứ rõ ràng, những bài viết đã phản biện một cách chân thực tình trạng các dấu hiệu vi phạm và vi phạm của Công ty Yody Phương Anh, đồng thời kêu gọi các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
Sau khi loạt bài viết được đăng tải, các cơ quan chức năng như Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Y tế Thái Bình đã tiến hành kiểm tra và xác nhận thông tin mà Tạp chí CHG đưa ra. Đồng thời, hai đơn vị này đã ra quyết định xử phạt đối với Công ty Yody Phương Anh vì vi phạm các quy định về sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm. Đặc biệt, Sở Y tế tỉnh Thái Bình kịp thời công khai trong sản phẩm mỹ phẩm Su Skin Whitening Night Cream, do Công ty Yody Phương Anh chịu trách nhiệm đưa ra thị trường có chứa Corticoid và Thủy ngân với hàm lượng khủng khiếp (vượt hơn 43 nghìn lần cho phép của Bộ Y tế), cũng như ra quyết định xử phạt hành chính và gửi công văn tới Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị “thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm” đối với sản phẩm trên.
Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Thái Bình liên quan đến sản phẩm Su Skin Whitening Night có chứa Corticoid và Thủy ngân, cùng Công văn của Sở Y tế tỉnh Thái Bình gửi Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc kiến nghị thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố đối với sản phẩm trên.
Kết quả kiểm nghiệm Thủy ngân vượt hơn 43 nghìn lần cho phép của Bộ Y tế và định tính với Corticoid có trong sản phẩm Su Skin Whitening Night Cream do Sở Y tế tỉnh Thái Bình cung cấp.
Đây là một động thái kịp thời và cần thiết của các cơ quan chức năng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và duy trì trật tự trong ngành sản xuất mỹ phẩm. Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng càng củng cố thêm tính xác thực và quan trọng của thông tin mà Tạp chí CHG đã đăng tải, đồng thời phản ánh sự nghiêm minh trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Vu khống, bịa đặt, xúc phạm danh dự cơ quan báo chí
Tuy nhiên, sau khi các bài viết của Tạp chí CHG được đăng tải và thông tin về việc công ty Yody Phương Anh bị xử phạt được công khai, ngày 15/11/2024, một số tài khoản trên mạng xã hội Facebook đã bắt đầu phát tán thông tin sai lệch, bịa đặt nhằm bôi nhọ uy tín của Tạp chí CHG, phóng viên và nhà báo thực hiện loạt bài viết này. Những tài khoản này không chỉ phủ nhận nội dung các bài báo mà còn xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của phóng viên và cơ quan báo chí.
Một số tài khoản đã đăng tải những bài viết cho rằng các bài báo của Tạp chí CHG là "sai sự thật", "có mục đích xấu". Cụ thể, tài khoản Facebook Nguyen Thanh còn sử dụng những ngôn từ nhằm bôi nhọ danh dự của phóng viên, cáo buộc phóng viên là "những kẻ chuyên đi bôi nhọ người khác, chà đạp lên người khác mà sống"; hay như tài khoản facebook Dieu Thu cho rằng “báo lá cải”; “thừa nước đục thả câu, Lợi dụng những bài viết không xác thực để Pr bản thân.”... để đưa tin sai sự thật, làm hại đến uy tín của một công ty đang phát triển.
Điều vô cùng tệ hại, trong mỗi bài viết trên mỗi tài khoản Facebook đều đi kèm một bản “Đơn tố cáo” việc phóng viên sách nhiễu doanh nghiệp của phía Công ty TNHH Thương mại- Dịch vụ- Thẩm mỹ Yodywhite Phương Anh (công ty Yody Phương Anh, đại diện là ông giám đốc công ty Nguyễn Quốc Dũng ký. Trong đơn, ngay từ những chi tiết nhỏ nhất như tại buổi trao đổi thông tin, phía phóng viên không giới thiệu về họ tên, chức vụ, đơn vị công tác đã thể hiện tính không trung thực và chứa những yếu tố vu khống trắng trợn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng những ngôn từ ám chỉ phóng viên, nhà báo của cơ quan báo chí là “kẻ xấu”; “kẻ chạy việc”; “nói xấu doanh nghiệp”... Cùng với đó là sự bịa đặt, vu khống, xúc phạm cơ quan báo chí, gọi cơ quan báo chí là chuyên đi “làm khó doanh nghiệp để lấy quảng cáo hay...”; “một tờ Tạp chí không có việc”; “không có bài viết”... và cho rằng “đã viết 7 bài...nếu không hợp tác sẽ viết dài dài...” (?)
Nội dung các bài đăng trên Facebook là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ danh dự, nhân phẩm của cá nhân và tổ chức. Những thông tin sai sự thật này không chỉ gây tổn hại đến danh dự của các phóng viên, nhà báo mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Tạp chí CHG, làm giảm niềm tin của công chúng vào các sản phẩm báo chí chính thống.
Vì vậy, ngày 15/11/2024, Tạp chí CHG đã tiến hành lập vi bằng các tài khoản trên, cũng như có đơn khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng nhằm bảo vệ uy tín, danh dự của phóng viên, nhà báo và tổ chức, cơ quan báo chí.
Tác hại của thông tin sai lệch đối với uy tín báo chí
Báo chí là cơ quan tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và bảo vệ các thành tựu của đất nước. Bên cạnh đó, báo chí là cơ quan phản biện và thông tin các ý kiến, cũng như truyền tải những nguyện vọng của nhân dân để các cơ quan chức năng nắm bắt, xử lý.
Báo chí là một trong những công cụ quan trọng trong việc cung cấp thông tin, phản ánh sự thật và bảo vệ lợi ích cộng đồng. Các cơ quan báo chí, phóng viên và nhà báo đều có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, minh bạch, phục vụ lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, khi những thông tin sai lệch, bịa đặt xuất hiện trên mạng xã hội và gây ảnh hưởng đến uy tín của báo chí, đó là một hành vi không thể chấp nhận.
Thông tin sai lệch, bị xuyên tạc, vu khống, bịa đặt được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội không chỉ có sức ảnh hưởng tiêu cực, làm tổn hại đến danh dự, gây áp lực đến các cá nhân phóng viên nói riêng, mà còn ảnh hưởng đến cả ngành báo chí nói chung. Không những vậy, điều này có thể làm thay đổi nhận thức, hành vi và niềm tin của độc giả vào các cơ quan báo chí. Bởi vậy Tạp chí CHG mong các cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi vu khống, bịa đặt, xúc phạm danh dự cơ quan báo chí và phóng viên, nhà báo
Sự vụ này một lần nữa nhắc nhở về vai trò của báo chí trong xã hội hiện đại và những thách thức mà các phóng viên, nhà báo phải đối mặt trong môi trường thông tin ngày càng phức tạp. Tạp chí CHG, với loạt bài viết xác thực và kịp thời, đã làm tròn trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và phản ánh sự thật về các hành vi vi phạm trong sản xuất mỹ phẩm của công ty Yody Phương Anh. Những bài viết liên quan đến đơn vị này chắc chắn sẽ chưa dừng lại, bởi những “nút mở” của đề tài ngày càng cho thấy nhiều tính phức tạp, diễn biến trên diện rộng, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, có dấu hiệu giả mạo về đơn vị sản xuất sản phẩm mỹ phẩm.
Nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Tạp chí CHG đã chuyển những tài liệu liên quan đến Công ty Yody Phương Anh tới các cơ quan chức năng liên quan.
Trao đổi thông tin trên với Tiến sỹ luật Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn hình sự khoa Đào tạo nghề luật sư, Học viện Tư Pháp, tiến sỹ Mai cho biết: “Với những thông tin phóng viên vừa trao đổi, xét về góc độ pháp lý, thì hành vi đăng tải một loạt các bài viết sai sự thật trên các trang mạng xã hội như fb, zalo…như: đưa tin, lan truyền thông tin mà các thông tin đó là sai sự thật, nhiều nội dung bịa đặt, xuyên tạc sự thật, vu khống, bôi nhọ, đánh tráo khái niệm, theo đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của tổ chức…cụ thể: Người đưa tin đã sử dụng những ngôn từ ám chỉ phóng viên, nhà báo của cơ quan báo chí là “kẻ xấu”; “kẻ chạy việc”; “nói xấu doanh nghiệp”... Cùng với đó là sự bịa đặt, vu khống, xúc phạm cơ quan báo chí, gọi cơ quan báo chí là chuyên đi “làm khó doanh nghiệp để lấy quảng cáo hay...”; “một tờ Tạp chí không có việc”; “không có bài viết”... và cho rằng “đã viết 7 bài...nếu không hợp tác sẽ viết dài dài...” họ nói đến tên cụ thể nhà báo chuyên đi bôi nhọ người khác; hoặc chuyên thừa nước đục câu, lợi dụng để pr tên tuổi, câu view câu like hoặc gọi tên tờ báo là báo lá cải…. Việc cá nhân lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin, phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân phóng viên, nhà báo là việc làm sai trái, theo đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Như chúng ta cũng biết rằng, các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do phát biểu…phải trên tinh thần đúng sự thật, không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thì không hạn chế quyền này. Tuy nhiên, khi khi cá nhân lợi dụng các quyền nêu trên nhằm gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì phải bị lên án và phải bị xử lý thoả đáng tuỳ mức độ vi phạm, hậu quả để lại và xét về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Đó là, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022; Hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 331 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Theo như thông tin phóng viên cung cấp: thì họ sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook, nhiều người đăng tin sai, đăng nhiều bài…với những nội dung như chúng ta vừa phân tích, cho thấy: hậu quả xấu, lan truyền mạnh trên mạng xã hội dẫn đến nhiều góc nhìn và nhận định của người dân về cơ quan báo chí và người làm báo rất “xấu xí”, bị bóp méo và bị xuyên tạc. Theo đó, tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn, do đó hành vi này đã có dấu hiệu phạm tội “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” được quy định tại Điều 331 BLHS. Rất cần cơ quan tố tụng điều tra, xác minh làm sáng tỏ và đưa những người có hành vi sai trái xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. |
(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.
Xem chi tiết(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…
Xem chi tiết(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ.
Xem chi tiết(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.
Xem chi tiết(CHG) - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh trong hai quý đầu của năm 2024, điều này đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường bất động sản (BĐS), nhất là phân khúc căn hộ dịch vụ.
Xem chi tiết