Bài 2: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng


(CHG) Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chuỗi cung ứng gặp khó khăn, người Việt Nam không chỉ ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà với nhiều người tiêu dùng, hàng Việt là niềm tự hào, là lựa chọn số một. 94% người được hỏi cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đều công nhận, có thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam.

Người Việt đã tin tưởng và lựa chọn hàng Việt Nam trong những ngày Tết đến.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tháng 9/2022 vừa qua, Viện Dư luận xã hội, Ban tuyên giáo Trung ương đã triển khai thăm dò dư luận xã hội về việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đối tượng thăm dò là cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp phân theo khu vực. Tổng số phiếu phát ra là 2.550 phiếu, thu về là 2.503 phiếu, đạt tỷ lệ 98,5%.
Kết quả cho thấy, sau hơn một năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, cuộc vận động đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Trên 80% người được hỏi cho rằng, công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã làm tốt nhiệm vụ. Và có đến 87% người cho rằng Cuộc vận động đã khuyến khích, động viên người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam; 82% người được hỏi cho rằng Cuộc vận động đã khơi dậy ý chí tự lực tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam; 81% người cho rằng Cuộc vận động đã cổ vũ và khơi dậy tinh thần yêu nước của cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao và tin tưởng rằng, nội dung nhiệm vụ tại Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư thời gian qua đã được thực hiện tốt, đã đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu các sản phẩm Việt Nam, các thương hiệu Việt Nam uy tín; Phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại; 
Bên cạnh đó, công khai và minh bạch thông tin liên quan đến tiêu chuẩn, giá cả, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Xử lý nghiêm các đối tượng sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, phân phối hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng...; Phát triển thương mại điện tử, kết hợp hài hòa giữa các kênh thương mại hiện đại và phương thức phân phối truyền thống.
Phải khẳng định rằng, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
94% người được hỏi cho rằng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã ít nhiều có hiệu quả, đối với việc thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Trong đó, tỷ lệ người đánh giá “Hiệu quả cao” đạt 43%; tỷ lệ đánh giá “Hiệu quả có mức độ” chiếm 51%. 
Hiện nay, đa số người dân đã ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, nhất là hàng hóa chất lượng cao. Nhiều sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường như dệt may, nông sản, sản phẩm da, giầy dép; đồ gia dụng..
Các nhà sản xuất, doanh nghiệp trong nước đã đồng hành cùng Cuộc vận động bằng những việc làm thiết thực như: phát triển hệ thống nhà bán buôn, bán lẻ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm; thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi; coi trọng chế độ bảo hành sản phẩm và cam kết với người tiêu dùng, tăng cường thông tin, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng...
Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đã có nhiều kiến thức về chất lượng, giá cả, độ an toàn của sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và thương hiệu sản phẩm. Do đó, để mua và sử dụng hàng hóa, người tiêu dùng Việt đã ưu tiên lựa chọn những thương hiệu hàng Việt chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia.

Hàng Việt Nam đã đến với từng bản làng xa xôi. 
Người Việt dùng hàng Việt trong tình hình mới
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, khắc phục những hạn chế để tăng cường thực hiện Cuộc vận động trong thời gian tới. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT/TW. Trước tiên, ưu tiên hàng Việt Nam khi mua sắm bằng ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh; tiếp tục thực hiện các giải pháp thích hợp để khuyến khích, định hướng tiêu dùng và vận động nhân dân tích cực dùng hàng Việt.
Công bố thường xuyên, kịp thời danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành; thông tin chính thức về diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là hàng hóa sản xuất trong nước trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Rà soát chính sách, đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam; thiết lập các kênh phân phối hàng hóa, phát triển thị trường nội địa; ứng dụng thương mại điện tử trong công tác mở rộng thị trường trong và ngoài nước; kiểm tra, kiểm soát thị trường; tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khuyến khích thiết lập hệ thống các điểm bán hàng “Tự hào hàng Việt Nam”.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương tổ chức triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án: Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 386/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thông qua ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường; hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt Nam chất lượng cao, được người tiêu dùng tin cậy, phù hợp với các cam kết quốc tế và các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới; có cơ chế điều tiết, lưu thông, phân phối hàng hóa, nhằm bảo đảm cung ứng nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, sáng kiến kết nối cung cầu; khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp sản xuất và phân phối thiết lập hệ thống các điểm bán hàng Việt Nam bền vững, với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Cập nhật và công bố thường xuyên, kịp thời Danh mục máy móc, thiết bị,vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được, thuộc phạm vi, lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý để phục vụ các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng; thông tin chính thức về diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là hàng hóa sản xuất trong nước trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hàng Việt đã chiếm số lượng lớn tại các siêu thị.
Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, và các cơ quan liên quan chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí triển khai xây dựng các chương trình thường kỳ, các chuyên mục để quảng bá về sản phẩm, hàng hóa Việt Nam; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình: “Sản phẩm và dịch vụ công nghệ Thông tin thương hiệu Việt (Make in Viet Nam)” hàng năm, nhằm đẩy mạnh việc ưu tiên sử dụng sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin thương hiệu Việt;
Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường công tác khảo sát, kiểm tra đo lường, chất lượng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận về đo lường, chất lượng, góp phần bảo đảm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp cũng như của người tiêu dùng; bảo đảm kiểm soát ngăn ngừa hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về đo lường, chất lượng, có nguy cơ gây hại đến sức khỏe cộng đồng, môi trường, góp phần bình ổn thị trường trong nước.
Bộ Tài Chính rà soát, đề xuất các giải pháp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong các chính sách tài chính, thuế,.. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa của các cơ quan, đơn vị từ nguồn ngân sách nhà nước, bảo đảm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Cuộc vận động.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” lồng ghép tích hợp vào chương trình giảng dạy chính khóa, qua hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục của bậc phổ thông và các hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với các trường đại học, cao đẳng sư phạm, với nội dung, thời lượng, hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng./.
(Còn tiếp)
 
Còn lại: 1000 ký tự
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
Lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà huyện Ba Chẽ năm 2024

​Trong 2 ngày 8 và 9/4, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Miếu Ông - Miếu Bà (thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) đã diễn ra lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà năm 2024.

Xem chi tiết
2
2
2
3