Bài 2: Gia tăng thị phần xuất khẩu gốm Việt bằng cách nào?


(CHG) Gốm Việt Nam, đại diện là những thương hiệu truyền thống nổi tiếng lâu đời như gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu... đã tiếp cận được những thị trường khó tính như châu Âu, Nga, Nhật Bản. Đây cũng là tiền đề quan trọng để thúc đẩy những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác của Việt Nam vươn tầm ra thế giới.

Bình gốm Chu Đậu được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tìm mua.
Nhiều chuyên gia nhận định, khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào kinh tế thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ nói riêng. Khách nước ngoài muốn tìm đến nguồn gốc Á Đông với những sản phẩm do chính bàn tay lao động thủ công của người thợ tạo nên từ những nguyên liệu tự nhiên.
Gốm Chu Đậu
Gốm Chu Đậu (Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) là dòng gốm nổi tiếng vì màu men và họa tiết thuần Việt. Từ cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVII, gốm Chu Đậu cùng với những dòng gốm khác của Việt Nam đã có một vị thế quan trọng trong thị trường gốm sứ ở Nhật Bản và ở các nước Đông Nam Á hải đảo thời đó. Bằng chứng là sự hiện diện của vô số hiện vật gốm Chu Đậu trong các di chỉ khảo cổ học và trong các con tàu đắm được phát hiện ở Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm qua: Malaysia có 9 di chỉ, Brunei có 2 di chỉ, Philippines có 10 di chỉ, Indonesia có 11 di chỉ và Nhật Bản có 30 di chỉ khảo cổ.
Ngày nay, cùng với thị trường trong nước, gốm Chu Đậu đã xuất khẩu cung ứng sản phẩm cho nhiều nước trên thế giới. Việc mạnh dạn đưa sản phẩm xuất sang thị trường châu Âu như một hướng đi đột phá. Trong nhiều năm liền, thị trường này vẫn tiêu thụ khá đều đặn. Tiếp đến là thị trường Nga, Nhật Bản cũng như một thị trường mới gồm nhiều nước châu Phi.
Lý do gốm Chu Đậu được săn đón nồng nhiệt, nổi tiếng gần xa và được ưa chuộng là bởi chất lượng gốm: “Mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”. Từ kiểu dáng, chất men, họa tiết, hoa văn… đều mang đậm bản sắc Việt Nam và có trình nghệ thuật đỉnh cao.
Các bình gốm Chu Đậu được thiết kế với các kiểu dáng, kích thước thích hợp để trang trí không gian. Men gốm Chu Đậu được làm từ tro vỏ trấu. Đây là men tro trấu tự nhiên đã được lập “kỷ lục độc bản” Việt Nam và được thế giới ngợi ca về độ bền và giá trị nghệ thuật. Bình gốm Chu Đậu có giá trị thẩm mỹ rất cao, còn mang cả yếu tố phong thủy. Người sử dụng gốm sứ Chu Đậu có thể hút tài lộc, cải thiện vận khí và cuộc sống.
Gốm Chu Đậu là dòng gốm cao cấp, bởi nó được sản xuất từ đất sét trắng chỉ có ở vùng Trúc Thôn, Chí Linh. Nguyên liệu đặc biệt này tạo nên sự bền và độ đẹp cho sản phẩm. Nhưng nổi bật nhất vẫn là nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện đời sống và giá trị nhân văn trong Phật giáo, Nho giáo trên từng tác phẩm gốm.
Các sản phẩm gốm sứ Chu Đậu phát triển về số lượng mẫu mã cũng như chất lượng. Giá trị của loại gốm này đã vượt ra khỏi quốc gia trở nên đáng giá trên thị trường quốc tế. 

Hình ảnh một số sản phẩm gốm Chu Đậu nổi tiếng được trưng bày.
Một sản phẩm rất đặc trưng của gốm Chu Đậu là bình trưng bày dáng tỳ bà. Đây cũng là đồ vật cổ được khai quật ở ngoài khơi Hội An – Đà Nẵng với nhiều hoa văn họa tiết vẽ kỹ thuật như hoa cúc, hoa mẫu đơn, hình xoắn ốc, tàu lá chuối với rất nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Ngoài ra, còn có các sản phẩm hồ lô rượu, ly uống rượu với chân đế cao có màu men ngọc được thiết kế với kiểu dáng thần kim quy là mẫu độc nhất vô nhị cho tới nay. Theo kể rằng, khi rót rượu, rượu chảy đến đây thì thần kim quy trong bình rượu sẽ nổi dần lên nguyên hình rất độc đáo và ý nghĩa.
Bát đĩa Chu Đậu rất đẹp với loại men trắng và họa tiết men lam. Có loại đường kính rất lớn lên đến 50cm. Hoa văn trên bát đĩa Chu Đậu cũng được vẽ rất kỹ với các loại hoa văn quen thuộc trong gốm sứ. Bát ăn cơm Chu Đậu cũng có đường kính rộng từ 14 - 16cm. Hoa văn vẽ trên bát thường là chim sẻ, hoa mẫu đơn, hay hoa phong lan, cành mai… Đường kẻ chỉ cũng vô cùng sắc nét và độc đáo.  
Gốm cổ Chu Đậu thời đầu được sản xuất bởi các lò than thủ công và nung ở nhiệt độ khá cao hơn 1.000 độ C. Với quy trình sản xuất thủ công gồm nhiều công đoạn như sử dụng nguyên liệu làm gốm từ đất sét Trúc Thông, đổ khuôn tạo hình, sấy khô, tiện, vẽ, đun lò, cho ra rất nhiều sản phẩm tinh xảo có giá trị cao.
Ngày nay, gốm Chu Đậu thường làm các đồ có tính thẩm mỹ cao như các đồ dát vàng hay vẽ vàng kim lên gốm sứ. Có giá trị nghệ thuật lẫn giá trị sản phẩm rất cao. Sản phẩm được đun trong các lò gas và sản xuất trên nhiều dây truyền cũng như trang thiết bị công nghiệp hiện đại.
Đổi mới công nghệ và năng lực sản xuất
Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam trong tháng 1/2023 đạt 14,04 triệu USD, giảm 35% so với tháng 12/2022, giảm 58% so với tháng 1/2022.
Theo thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu gốm sứ mỹ nghệ (HS 6911, 6912, 6913, 6914) của Mỹ tăng liên tục trong giai đoạn 2018 – 2022, với tốc độ bình quân đạt 6,8%/năm, kim ngạch năm 2022 đạt 2,65 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường cung cấp chủ yếu mặt hàng này cho Mỹ, khi chiếm tới 70% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.
Các nghệ nhân luôn sáng tạo những sản phẩm gốm hướng tới thị trường xuất khẩu.
Hiện Việt Nam đứng thứ 2 trong số các thị trường cung cấp gốm sứ mỹ nghệ cho Mỹ, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2018 – 2022 đạt 12,1%/năm, cao hơn mức tăng trưởng 6,9%/năm của Trung Quốc.
Trong đó, gốm sứ trang trí và các loại tượng nhỏ (HS 6913) là chủng loại được Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam (chiếm gần 90% tổng kim ngạch nhập khẩu gốm sứ mỹ nghệ từ Việt Nam). Đây cũng là chủng loại gốm sứ mỹ nghệ mà Việt Nam có thị phần lớn nhất tại Mỹ, khi chiếm 13,1% tổng trị giá nhập khẩu chủng loại gốm sứ mỹ nghệ này của Mỹ trong năm 2022, đạt 97,11 triệu USD, tăng 14,5% so với năm 2021.
Kể từ quý IV/2022 đến nay, lạm phát tại các thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như Mỹ, EU tăng cao, đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trang trí tại những thị trường này. Do đó, trong thời gian tới, ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, doanh nghiệp cũng nên tập trung khai thác thị trường khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico, Chilê…
Riêng với thị trường EU, để hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam thâm nhập hơn nữa vào thị trường này, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và năng lực sản xuất, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành; thường xuyên đổi mới mẫu mã, màu sắc sản phẩm theo xu hướng nội thất của thị trường tiêu dùng...
Trao đổi với báo chí, bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (Bát Tràng, Hà Nội) đánh giá, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết tạo ra những cơ hội rất tốt cho hoạt động xuất khẩu nói chung, thủ công mỹ nghệ và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng.
Khẳng định cơ hội thị trường xuất khẩu đang rất rộng mở, nhưng theo bà Hà Thị Vinh, việc mở rộng sản xuất để nắm bắt cơ hội thị trường không phải doanh nghiệp cứ muốn là làm được. Bởi trong ngành gốm sứ mỹ nghệ, doanh nghiệp phải đào tạo rất lâu mới có công nhân lành nghề. Bên cạnh đó là vấn đề diện tích mặt bằng sản xuất.
Mặt khác, vấn đề quy hoạch các mỏ khai thác nguyên liệu cũng như kỹ thuật khai thác mỏ kém, trong khi đó, việc khai thác mỏ với các tầng địa chất khác nhau dẫn đến tình trạng “cháo trộn với cơm” khiến chất lượng chung của nguyên liệu không tốt. Nguồn nguyên liệu không có tính chuyên nghiệp gây khó khăn cho các nhà sản xuất.
Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước gặp khó khiến các doanh nghiệp như Quang Vinh phải tính đến bài toán nhập khẩu nguyên liệu. Việc này được bà Hà Thị Vinh nhận định là khá “phí phạm”. Ngoài nhập khẩu, việc mua nguyên liệu trôi nổi với chất lượng không ổn định cũng gây ra những rủi ro đối với doanh nghiệp.
Do đó, các bộ, ngành phải có chiến lược phối hợp với nhau trong việc hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề nguyên liệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ trong công tác xúc tiến thương mại. Việc thường xuyên tham gia các hội chợ trong và ngoài nước sẽ là cơ hội rất tốt để doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nắm bắt được xu thế thị trường từ đó định hướng được sản xuất đúng và trúng.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3