Bài 3: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã làm Người Việt Nam tin dùng hàng Việt Nam


(CHG) Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không chỉ đạt được mục tiêu đưa hàng hóa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong nước, mà còn làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng nội địa. Đây là tín hiệu cho thấy cơ hội đang mở ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trở thành động lực để doanh nghiệp Việt trở lại phát triển mạnh mẽ. 

Người Việt Nam tin dùng hàng Việt Nam
Có thể nói, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã dần làm thay đổi nhận thức, tâm lý của các doanh nghiệp cung ứng cũng như người tiêu dùng về hàng xuất xứ trong nước. Hàng Việt chiếm được niềm tin của khách hàng do có nguồn gốc, nhãn hiệu; chất lượng ngày càng được cải thiện. Hàng hóa Việt Nam đã được gắn tem truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin về xuất xứ hàng hóa. Tỷ lệ hàng nhập nội không đáng kể, chất lượng không hơn hàng Việt trong khi giá bán cao hơn do áp thêm thuế nhập khẩu và chi phí di chuyển.
Khảo sát tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội như Co.opmart, Vinmart, Hapro.. cho thấy hàng Việt đang chiếm tỷ lệ áp đảo với 90-95%. Còn tại hệ thống siêu thị AEON, Mega Market, Big C, hàng Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ 60-90%. Tại các kênh phân phối truyền thống như chợ, cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng Việt Nam cũng đạt từ 60% trở lên.
Từ năm 2020, chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” bắt đầu được triển khai thực hiện trên các sàn thương mại điện tử (Voso, Sendo, Tiki). Tới nay, Bộ Công Thương cùng các sàn thương mại điện tử đã tổ chức hàng chục chương trình kết nối thương mại điện tử, hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp sản xuất Việt ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Sơn La, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, TP.HCM... Có thể kể đến các chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt như “Ngày đặc sản Sơn La”, “Ngày hội xứ Dừa - Đặc sản Bến Tre”, “Chương trình đặc sản vải thiều Hải Dương”,”Gian hàng vải thiều Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử”, “Phiên chợ nông sản Việt”. Thông qua các chương trình này, hàng nghìn tấn nông sản đã được hỗ trợ tiêu thụ.
Mới đây, vào ngày 3/11, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức hội nghị thông qua kết quả chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2022.
Sau hơn 2 tháng triển khai, đến ngày 20/9, Ban Tổ chức đã chính thức phát hành 600 hồ sơ mời doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình chọn. Kết quả đã tiếp nhận 225 doanh nghiệp gửi hồ sơ về Ban tổ chức, trong đó có 150 doanh nghiệp với 295 sản phẩm, dịch vụ thuộc 18 nhóm sản phẩm, dịch vụ đạt đủ tiêu chí tham gia để công bố và triển khai bình chọn trên 2 kênh trực tiếp và trực tuyến…
Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan đánh giá, năm 2022, các doanh nghiệp đã có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng về các sản phẩm, dịch vụ tham gia; bảo đảm đầy đủ tiêu chí, chất lượng và sự cải tiến hình thức, mẫu mã để có thể đạt được thứ hạng cao trong chương trình, thông qua bình chọn của người tiêu dùng và đánh giá của ban giám khảo. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy các doanh nghiệp Việt đã và đang ngày càng quan tâm đến việc nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, đưa sản phẩm có chất lượng đến tay người tiêu dùng. 
Sau quá trình tổng kết bình chọn của người tiêu dùng và chấm điểm của ban giám khảo, kết quả có 213 sản phẩm, dịch vụ của 150 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm sản phẩm, dịch vụ được Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP. Hà Nội, công nhận đạt Top các sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022.
Trong đó, Top 1 là 50 sản phẩm, dịch vụ của 33 doanh nghiệp; Top 2 là 59 sản phẩm, dịch vụ của 35 doanh nghiệp; Top 3 là 52 sản phẩm, dịch vụ của 41 doanh nghiệp; Top 4 là 52 sản phẩm, dịch vụ của 41 doanh nghiệp.

Hàng Việt Nam chiếm thị phần lớn trong các siêu thị.
Thị trường nội địa – điểm tựa an toàn cho doanh nghiệp phục hồi
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngay sau khi kết thúc thời gian giãn cách phòng dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2021 đạt 4.789,5 nghìn tỷ đồng. Con số này cho thấy tiềm năng rất lớn của thị trường nội địa trong tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ hàng Việt.
Năm 2022, thị trường nội địa có sự hồi phục mạnh mẽ, khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát. Thị trường nội địa có nhiều tiềm năng không chỉ về mặt kinh tế, mà còn là điểm tựa chắc chắn, an toàn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nhận định: Doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần xác định thị trường nội địa là nơi giúp doanh nghiệp đứng vững trong Covid-19. Nhưng để làm được điều này, doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tổ chức quản lý cũng như tăng cường khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp bán lẻ “bắt tay” chặt hơn với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản phẩm trong nước với giá cạnh tranh, đủ tiêu chuẩn chất lượng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm đa dạng và ngày càng cao của người dân.
Đồng tình với ý kiến này, TS Nguyễn Quốc Thịnh (Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh) nhìn nhận, muốn phục hồi sản xuất, khai thác thị trường nội địa, bên cạnh việc đa dạng mẫu mã, áp dụng công nghệ tiên tiến… còn đòi hỏi doanh nghiệp chú trọng xây dựng thương hiệu, bởi đây là yếu tố then chốt giúp hàng Việt cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu trên sân nhà.
“Để hàng Việt tăng kim ngạch xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường nội địa đòi hỏi doanh nghiệp chủ động xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng Việt tại thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời các thương hiệu Việt cần đẩy mạnh liên kết với nhau tạo thành “quả đấm thép” đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập”, TS Nguyễn Quốc Thịnh nêu rõ.
Hiện nay, Chính phủ đang có những giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa. Bên cạnh cơ hội này, doanh nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi số, đầu tư công nghệ, bắt kịp nhu cầu của khách hàng… hướng tới mục tiêu hàng Việt Nam phải chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam.
Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đã và đang đạt được mục tiêu: Là một trong những giải pháp cần thiết, quan trọng để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 
Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa sâu sắc, đã góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng, an sinh xã hội và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong thời gian qua cũng như mục tiêu phát triển tương lai. Thị phần tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người Việt Nam sản xuất được nâng lên, đã và đang hỗ trợ tích cực phát triển thị trường nội địa theo hướng bền vững. Điều này là sự minh chứng để khẳng định Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đã đạt được mục tiêu quan trọng, đó là làm cho người Việt Nam tin dùng hàng Việt. Cuộc vận động này đã khơi dậy được ý chí của cộng đồng doanh nghiệp cũng như niềm tự hào của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam, cổ vũ và khơi dậy tinh thần yêu nước của cộng đồng người Việt Nam đối với nền kinh tế đất nước, thông qua trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ hàng hóa mang thương hiệu Việt trên khắp mọi miền đất nước./.
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3