Bất chấp lãi suất giảm, tiền gửi tiết kiệm của người dân đạt mức cao kỷ lục mới


Dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy số dư tiền gửi tiết kiệm của khối dân cư vào hệ thống ngân hàng đã đạt mức cao kỷ lục mới bất chấp lãi suất huy động có xu hướng giảm sâu.

Tiền gửi tiết kiệm của khối dân cư lên mức cao kỷ lục mới

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng
Mặc dù lãi suất tiết kiệm từ đầu năm đến nay đã giảm sâu, khối dân cư vẫn có xu hướng tăng gửi tiền tại các ngân hàng.

Dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (SBV) cho thấy, tính đến cuối tháng 7/2023, số dư tiền gửi tiết kiệm của khối dân cư vào hệ thống ngân hàng đạt gần 6,4 triệu tỷ đồng - mức cao kỷ lục mới, tăng thêm hơn 6.700 tỷ đồng so với thời điểm tháng 6/2023 và tăng 8,93% so với hồi cuối năm 2022. Tuy nhiên, mức tăng thêm này cũng là mức tăng thấp nhất từ đầu năm đến nay.

So với cuối tháng 8/2022, tổng số dư tiền tiết kiệm của khối dân cư gửi vào hệ thống ngân hàng đã tăng thêm hơn 750.000 tỷ đồng. Như vậy, trong suốt 1 năm trở lại đây, lượng tiền gửi của người dân tại các ngân hàng liên tục tăng qua các tháng, bất chấp mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã giảm đáng kể từ đầu năm 2023 đến nay.

Tính từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh các mức lãi suất điều hành, khiến lãi suất tiết kiệm và cho vay bình quân của giao dịch phát sinh mới bằng Đồng Việt Nam tại các ngân hàng thương mại hiện đã giảm khoảng 1%/năm so với cuối năm 2022. Đặc biệt, về lãi suất tiết kiệm, mức lãi suất huy động tại nhóm Big 4 (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) hiện đã về dưới 5,5%/năm, thấp hơn giai đoạn Covid-19.

Xem thêm: "Chứng khoán VNDirect (VND): Trung Nam Group sẽ mua lại trước hạn 2.000 tỷ đồng trái phiếu" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Mức lãi suất tiết kiệm phổ biến nhất hiện nay là trong khoảng 5,5 - 5,8%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Hiện không còn ngân hàng nào duy trì lãi suất huy động ở mức 7%/năm.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tài chính, ngoài một bộ phận nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi và chủ động lựa chọn gửi tiết kiệm, thì việc lượng tiền gửi của khối dân cư tại các ngân hàng ở mức cao kỷ lục cho thấy các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu, vàng… hiện không có sức hấp dẫn quá lớn đối với các nhà đầu tư.

Tăng khả năng hấp thụ vốn trong nền kinh tế

Trái ngược với khu vực dân cư, khối tổ chức lại rút ròng khoảng 74.200 tỷ đồng ra khỏi hệ thống khiến lượng tiền gửi của nhóm này tại hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 7/2023 đã xuống thấp hơn cả thời điểm đầu năm nay. Cụ thể, khối doanh nghiệp, đoàn thể... gửi 5,91 triệu tỷ đồng tại ngân hàng vào cuối tháng 7/2023, thấp hơn 0,74% so với thời điểm đầu năm 2023.

Dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến ngày 30/9, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại đạt khoảng 12,9 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 5,9% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, về cho vay, tổng dư nợ của nền kinh tế đạt khoảng 12,63 triệu tỷ đồng, ước tăng 6,1 - 6,2% so với cuối năm 2022.

Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện loạt biện pháp nhằm mở rộng tín dụng, bao gồm việc thúc đẩy giảm lãi suất cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xem thêm: Lãi suất giảm, tỷ lệ hấp thụ căn hộ phục hồi, liệu thị trường bất động sản sắp “ấm lại”? trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Mức chênh lệch giữa huy động với tín dụng trở nên cách biệt rõ rệt hơn chủ yếu do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đang ở mức thấp, gây ra “bệnh thừa tiền” tại nhiều ngân hàng. Nếu so với các năm trước thì tốc độ tăng trưởng của huy động vốn trong 9 tháng đầu năm nay vẫn ở mức bình thường.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng đang ở mức yếu hơn thông thường do nhu cầu trong nước yếu, khả năng hấp thụ vốn chưa có sự phục hồi… Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đang còn cách khá xa mục tiêu tăng trưởng 14% của năm nay. Dẫn đến thanh khoản dư thừa lớn trên toàn hệ thống.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện nhiều biện pháp để mở rộng tín dụng, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng giá rẻ, góp phần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo và làm việc trực tiếp với các tổ chức tín dụng, đề nghị tiếp tục triển khai các biện pháp để giảm lãi suất tiền gửi; tiếp tục triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới…

Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Hải Hà: Khởi sắc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(CHG) Từ đầu năm đến nay, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 29,4%, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện công nghiệp - dịch vụ.

Xem chi tiết
Hội tụ về Quảng Ninh, lan tỏa từ Quảng Ninh

​(CHG) “Quảng Ninh hội tụ và lan toả” đã trở thành chỉ dẫn để sau hơn 1 thập kỷ Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
2
2
2
3