(CHG) 9 tháng trong năm 2022, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt 71,7 nghìn tấn, trị giá 160,81 triệu USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 63,4% về giá trị so với cùng kỳ. Với dư địa phát triển tại Tây Ban Nhà còn nhiều, đây sẽ là cơ hội cho cà phê Việt Nam mở rộng tại thị trường này.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 9/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nhà đạt 5,24 nghìn tấn, trị giá 13,1 triệu USD, giảm 14,4% về lượng và giảm 7,1% về trị giá so với tháng 8/2022, nhưng so với tháng 9/2021 thì tăng 11,5% về lượng và tăng 37,4% về trị giá.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt 71,7 nghìn tấn, trị giá 160,81 triệu USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 63,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Cà phê Việt Nam xuất sang Tây Ban Nha tăng trưởng 2 con số.
Tháng 9/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt mức 2.494 USD/tấn, tăng 8,6% so với tháng 8/2022 và tăng 16,9% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Viêt Nam sang Tây Ban Nha đạt mức 2.245 USD/tấn, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Eurostat, nhập khẩu cà phê của Tây Ban Nha từ nguồn cung ngoại khối EU trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 165,73 nghìn tấn, trị giá 524,1 triệu EUR, tăng 17,4% về lượng và tăng 100,8% về trị giá. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung ngoại khối lớn nhất cho Tây Ban Nha, lượng nhập khẩu đạt 67,2 nghìn tấn, trị giá 152 triệu EUR, tăng 18,3% về lượng và tăng 79,3% về trị giá.
Để tăng cường xuất khẩu bền vững nông sản hàng hóa nói chung và cà phê nói riêng sang thị trường Tây Ban Nha, Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha cho rằng các địa phương và hiệp hội ngành hàng cần đề xuất và phối hợp với Thương vụ tổ chức các sự kiện tọa đàm trực tiếp và trực tuyến, giới thiệu về cơ hội hợp tác kinh doanh tiềm năng cho các doanh nghiệp địa phương và các hiệp hội ngành hàng của hai nước, trong việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA).
Đồng thời, tăng cường công tác tổ chức các đoàn doanh nghiệp với thành phần là các nhà nhập khẩu, phân phối và siêu thị lớn của Việt Nam sang làm việc, kết nối, trao đổi hàng hóa trực tiếp song phương với các đối tác tại địa bàn sở tại.
Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, cần tăng cường duy trì chất lượng và thương hiệu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha.
1
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than
(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết