Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao năng lực xuất khẩu qua thương mại điện tử


(CHG) Ngày 21/10, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) phối hợp Trung tâm xúc tiến đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị “Nâng cao năng lực xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới và phát triển thương hiệu trên nền tảng số”.
Hội nghị nằm trong chuỗi hoạt động chuyên sâu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương mại điện tại thị trường trong nước và xuất khẩu, ứng dụng các giải pháp công nghệ số tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng mạng lưới phân phối và dịch chuyển sang phương thức kinh doanh thương mại điện tử.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Giám đốc HPA khẳng định, chuyển đổi số, thương mại điện tử là những vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm. Chúng ta đang sống trong thời kỳ chuyển đổi số với sự phát triển như vũ bão của công nghệ 4.0; các thiết bị thông minh, internet, công nghệ số… được rất nhiều người sử dụng. Xu hướng này tạo hiệu quả mua sắm không giới hạn, không chỉ trong một quốc gia, một không gian mà trên toàn cầu. Một xu thế kinh tế toàn cầu, mua sắm toàn cầu, mua sắm bằng hình thúc online ngày càng phổ biến.
Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Giám đốc HPA phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Thùy Linh.
Hội nghị đã thu hút sự tham gia của nhiều đối tác hàng đầu trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực thương mại điện tử, logistic, tổ chức tài chính, phát triển thương hiệu, digital marketing như: Alibaba, Google… Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp nắm bắt thông tin, các giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cùng với đó, các đối tác đã chia sẻ, giới thiệu nhiều nội dung hữu ích trong lĩnh vực thương mại điện tử như giới thiệu tổng thể các chương trình, hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam, chia sẻ hướng dẫ kinh doanh và vận hành thành công sàn thương mại điện tử quốc tế...
Ông Bùi Huy Hoàng - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho rằng, với quy mô các thị trường nhập khẩu nước ngoài còn nhiều dư địa, tiềm năng cho sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam là rất lớn. Đặc biệt là khi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP trở thành động lực mới của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới.
Như vậy, cơ hội sẽ vẫn mở ra cho doanh nghiệp có sản phẩm tốt, phù hợp với tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu, tận dụng được các thị trường có thương mại điện tử phát triển mạnh để doanh nghiệp có thể bước chân vào thị trường khó tính, nơi tồn tại nhiều rào cản về thủ tục và chi phí. Các mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới khác nhau có thể là lựa chọn hiệu quả, phù hợp với hoạt động của mỗi doanh nghiệp- ông Bùi Huy Hoàng cho hay.
Theo ông Vũ Thế Tùng, Giám đốc Phát triển thị trường và quan hệ Chính phủ -Alibaba Việt Nam, Alibaba luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hàng triệu nhà nhập khẩu và nhà cung cấp toàn cầu giao thương trực tuyến với nhau. Nền tảng của sàn thương mại điện tử Alibaba.com cũng có những tính năng cần thiết cho nhà bán hàng như RFQ (yêu cầu báo giá), livestream, hội chợ thương mại trực tuyến… giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nhanh, đúng và trúng với nhu cầu của người mua
Hội nghị được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng dụng các giải pháp công nghệ số khi tham gia kênh thương mại điện tử tại thị trường, bao gồm cả thương mại điện tử xuyên biên giới - kênh xuất khẩu tiềm năng và là xu hướng tất yếu mà doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang hướng tới.
Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3