Kỳ 1: Xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử


(CHG) Trong thời đại 4.0, giao dịch điện tử là kênh phân phối mang lại hiệu quả lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam. Hiện nay, giao dịch trên thương mại điện tử đã và đang trở thành thói quen đối với người tiêu dùng, đây sẽ là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.


 
Ảnh minh hoạ.
Xuất khẩu hàng hoá giữ vai trò quan trọng
Xuất khẩu đã và đang giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh, quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia, trên cơ cở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Với Việt Nam, việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế với các nước thì xuất khẩu là kim chỉ nam để hợp tác và phát triển. 
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại số 26/2002/QH11 ban hành ngày 14/6/2002: "Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật".
Hoạt động xuất khẩu có thể được chia thành các hình thức gồm xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác, xuất khẩu tại chỗ và tạm nhập tái xuất. Với hình thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ mà bên mua và bên bán sẽ ký hợp đồng trực tiếp với nhau.
Với hình thức xuất khẩu uỷ thác, đây là hình thức bên xuất khẩu uỷ thác cho một đơn vị khác để tiến hành các thủ tục xuất khẩu. Khi đó, doanh nghiệp nhận uỷ thác sẽ ký hợp đồng uỷ thác với các đơn vị trong nước, thực hiện các nghiệp vụ và có chi phí rõ ràng.
Đối với xuất khẩu tại chỗ thì hàng hoá không được vận chuyển ra khỏi biên giới lãnh thổ, nhưng khách hàng nước ngoài vẫn mua và sử dụng được. Tạm nhập tái xuất là hình thức khi đó thương nhân Viẹt Nam sẽ tạm nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam, và sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, khoảng cách giữa các quốc gia đã được thu hẹp, đồng thời mở ra nhiều cơ hội về việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn đối với Việt Nam. Bên cạnh đó việc ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đang mang lại cho Việt Nam nhiều lợi thế mở rộng giao thương quốc tế. 
Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang phải chịu sự tác động của đại dịch Covid- 19, do đó việc xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử không chỉ trở thành nhân tố then chốt đối với hoạt động giao thương quốc tế, mà còn là xu hướng tất yếu của tất cả các quốc gia.
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đang ngày càng mạnh mẽ, đã khiến giao dịch trên thương mại điện tử không còn chỉ là một lối sống riêng của người hiện đại, mà đang được phổ cập đến mọi tầng lớn nhân dân.
Việt Nam là một nước đang phát triển, chiến lược hướng về xuất khẩu đang được xác định là một giải pháp tối ưu để tận dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài, kết hợp với lợi thế tài nguyên thiên nhiên và lao động trong nước. Và việc đưa thương mại điện tử vào hoạt động giao thương của nền kinh tế đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng tất yếu và nhận được sự hưởng ứng của nền cộng đồng doanh nghiệp.
Theo Nghị định số 52/2013/NĐ - CP về thương mại điện tử, việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Cũng theo nghị định đã giải thích, sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hàng muahàng hoá, dịch vụ trên đó. Điều này đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào…  

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng các kênh giao dịch TMĐTNguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam, 2015 - 2020

Tình hình xuất khẩu và ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam
Thứ nhất, trong bối cảnh đại dịch Covid- 19, hoạt động xuất khẩu của Việt nam vẫn luôn duy trì tích cực và bứt phá.
Theo Tổng cục Thống kê năm 2021, giai đoạn 2011- 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam tăng trưởng liên tục, từ 96,91 tỷ USD lên 336,25 tỷ USD năm 2021, trung bình cả giai đoạn đạt tốc độ tăng trưởng 15,25/năm. 
Từ năm 2019, thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng sâu sắc và suy thoái do đại dịch Covid-19, tuy nhiên, kinh tế Việt Nam nói chung và xuất khẩu nói riêng đã nỗ lực vượt qua. Năm 2020 xuất khẩu Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng 7% vượt trội so với các nước trong khu vực. Đặc biệt xuất khẩu hàng hoá năm 2021 tăng 19% so với năm 2020. 
Thứ hai, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam và thế giới tăng rất nhanh. Nền kinh tế Internet đạt giá trị 21 tỷ USD với nền kinh tế duy trì mạnh mẽ trên nền tảng Google, Teamasek và Bain & Company, 2021.
Theo tổng kết của Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020, 2021: Cùng với sự mở rộng về quy mô, tỷ lệ người dùng tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 77% năm 2019 lên 88% năm 2020, trong đó tỷ lệ người tiêu dùng mua hàng qua các website nước ngoài tăng từ 29% năm 2019 lên 36% năm 2020.
Thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển hướng từ kinh doanh trên website sang kinh doanh trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia vào sàn thương mại điện tử tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2015 - 2020, từ 13% lên 22%, mặc dù có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2017 - 2018.
Tương tự như hoạt động tham gia sàn thương mại điện tử, hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội liên tục tăng trưởng, đạt 41% năm 2020. Ngược lại, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng website ngày càng giảm. Cũng trong cuộc khảo sát trên, tỷ lệ doanh nghiệp không cập nhật thông tin trên website cũng tăng dần, thể hiện việc chuyển dịch kênh giao dịch của các doanh nghiệp ứng dụngthương mại điện tử. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể. (Biểu đồ 2)
Thứ tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử Việt Nam cũng đạt được nhiều thành công trước đại dịch Covid-19. Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) ghi nhận sản lượng giao dịch thanh toán trực tuyến thẻ nội địa qua hệ thống công ty này năm 2020 tăng khoảng 185% so với năm 2019, với giá trị giao dịch tăng khoảng 200%. 
Ngoài ra, ví điện tử cũng có sự đột phá cả về số lượng người dùng, giá trị và cả số lượng giao dịch. Dẫn chứng là ví điện tử hàng đầu Việt Nam là MOMO đạt hơn 403 triệu giao dịch, với tổng giá trị lên đến 14 tỷ USD và 23 triệu người dùng. (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2021).
Như vậy, những năm gần đây, tình hình và ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam đặc biệt giai đoạn đại dịch Covid trong 2 năm gần đây. Có thể thấy rằng, Việt Nam là một trong số ít quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2020 vừa qua. Đồng thời đó cũng là cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử của cả doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam. Do đó, dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Nhà nước, doanh nghiệp cùng các cơ quan, đoàn thể cần phối hợp để thực hiện những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nói chung và qua sàn thương mại điện tử nói riêng.
Thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển hướng từ kinh doanh trên website sang kinh doanh trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia vào sàn thương mại điện tử tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2015 - 2020, từ 13% lên 22%, mặc dù có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2017 - 2018.
Tương tự như hoạt động tham gia sàn thương mại điện tử, hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội liên tục tăng trưởng, đạt 41% năm 2020. Ngược lại, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng website ngày càng giảm. Cũng trong cuộc khảo sát trên, tỷ lệ doanh nghiệp không cập nhật thông tin trên website cũng tăng dần, thể hiện việc chuyển dịch kênh giao dịch của các doanh nghiệp ứng dụngthương mại điện tử. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể. (Biểu đồ 2)
Thứ tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử Việt Nam cũng đạt được nhiều thành công trước đại dịch Covid-19. Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) ghi nhận sản lượng giao dịch thanh toán trực tuyến thẻ nội địa qua hệ thống công ty này năm 2020 tăng khoảng 185% so với năm 2019, với giá trị giao dịch tăng khoảng 200%. 
Ngoài ra, ví điện tử cũng có sự đột phá cả về số lượng người dùng, giá trị và cả số lượng giao dịch. Dẫn chứng là ví điện tử hàng đầu Việt Nam là MOMO đạt hơn 403 triệu giao dịch, với tổng giá trị lên đến 14 tỷ USD và 23 triệu người dùng. (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2021).
Như vậy, những năm gần đây, tình hình và ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam đặc biệt giai đoạn đại dịch Covid trong 2 năm gần đây. Có thể thấy rằng, Việt Nam là một trong số ít quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2020 vừa qua. Đồng thời đó cũng là cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử của cả doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam. Do đó, dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Nhà nước, doanh nghiệp cùng các cơ quan, đoàn thể cần phối hợp để thực hiện những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nói chung và qua sàn thương mại điện tử nói riêng.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Cơ cấu lại ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị

CHG - Là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm… cho cả nước, vùng Đông Nam Bộ trở thành “đầu tàu” phát triển kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Thời gian tới, cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là định hướng phát triển quan trọng để ngành công nghiệp của vùng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem chi tiết
Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn

Bài báo nghiên cứu "Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn" do Đỗ Huyền Linh (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Xem chi tiết
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới (kỳ 2)

​CHG - Trong giai đoạn tới, tuy còn nhiều biến động về địa - chính trị, nhưng xu thế chung là khoa học - công nghệ trên thế giới sẽ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ. Tình hình này đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động và sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Xem chi tiết
Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam

Đề tài Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam do Thái Lâm Ngọc (Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3