Cần áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao chất lượng sản phẩm


(CHG) Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đem lại nhiều nền tảng công nghệ cho doanh nghiệp trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đóng góp cho sự phát triển của ngành phân bón. Chính vì vậy, để phát triển bền vững ngành phân bón Việt thì cần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến để tận dụng cơ hội xuất khẩu ra thị trường thế giới.
 Ảnh minh họa.
Cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ nâng cao chất lượng 
Nhờ chính sách thu hút đầu tư của nhà nước, cũng như những thay đổi về tái cơ cấu ngành phân bón, Việt Nam từ quốc gia phải phụ thuộc vào nguồn phân bón nhập khẩu, trong khoảng nhiều năm trở lại đây, ngành phân bón Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chủ động được nguồn cung và thậm chí xuất khẩu sản phẩm sang hơn 20 quốc gia.
Mặc dù đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước nhưng thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất phân bón chỉ chú trọng vào số lượng chứ chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cấp chất lượng sản phẩm. Cả ba loại phân bón chủ lực là: phân lân, phân urê, phân bón hỗn hợp NPK đang phải đối mặt với nhiều hạn chế, thách thức. Sức cạnh tranh của ngành phân bón Việt Nam vẫn thấp vì những vướng mắc trong công nghệ.
Đối với phân NPK, giống như nhiều quốc gia khác, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam cũng sản xuất theo ba phương pháp chính: phối trộn cơ học, về viên tạo hạt và phương pháp hóa học. Chỉ một số ít các doanh nghiệp áp dụng phương pháp hóa học vào sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng phương pháp phối trộn cơ học và vê viên tạo hạt do quy trình sản xuất này đơn giản, không đòi hỏi công nghệ hiện đại, vốn đầu tư ít. Do đó, hiện nay công nghệ sản xuất của nhiều nhà máy NPK trong nước đã lạc hậu, chưa đa dạng về chủng loại nhưng chất lượng chưa cao, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, khó kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra, dễ bị làm nhái, làm giả.
Đối với phân urê, đây là loại phân đạm được sản xuất nhiều tại Việt Nam do hàm lượng Ni-tơ cao và công nghệ sản xuất phổ biến nhất. Tuy nhiên, nhiều nhà máy phân bón urê xây dựng lâu năm đến nay đã trở nên cũ kỹ, công nghệ sản xuất lỗi thời. Các chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp.
Đối với phân lân, ngành phân bón của Việt Nam đã sản xuất được bốn loại phân lân, chia làm hai nhóm chính. Nhóm phân lân đơn gồm phân supe lân và phân lân nung chảy. Nhóm thứ hai là DAP và phân MAP. Trong các sản phẩm nêu trên, phân DAP và MAP trong nước hiện tại đều sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến và chi phí đầu tư lớn. Đối với phân lân đơn, công nghệ sản xuất của Việt Nam chưa cao. Cụ thể, phân supe lân là loại phân bón đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, các nhà máy được xây dựng từ năm 60, 70 của thế kỷ trước. Hiện, các nhà máy đã cũ, công nghệ ở mức trung bình, tiêu hao nhiều năng lượng, chất lượng sản phẩm không cao.
Nhu cầu phân bón vô cơ trong nước và thế giới đang chững lại, tình trạng dư cung tiếp tục diễn ra. Các sản phẩm phân bón trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của hàng nhập khẩu. Nguyên nhân là do các nước có lợi thế công nghệ sản xuất và một số nước được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% theo Hiệp định ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN). 
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về phân bón thống nhất từ trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý, hỗ trợ công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, nhu cầu tra cứu thông tin về sản phẩm, cơ sở sản xuất, đại lý phân phối, giá cả và hướng dẫn sử dụng cho cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người dân.
Việc hợp tác quốc tế về phân bón hữu cơ, tham gia tích cực vào thị trường phân bón hữu cơ quốc tế cũng là việc quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Đồng thời, thực hiện hợp tác công tư (PPP) và xây dựng chuỗi liên kết theo hướng tăng cường hợp tác với sự tham gia của doanh nghiệp, nhà nước và người dân cùng phối hợp thực hiện sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản, mở rộng quy mô sản xuất, hỗ trợ tích cực cho nông dân về vốn, kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp sạch, gia tăng giá trị nông sản và lợi ích cho người nông dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón và tổ chức nước ngoài xây dựng mô hình quản lý dinh dưỡng, sử dụng phân bón hợp lý.
Đứng trước những thách thức của ngành sản xuất phân bón, doanh nghiệp buộc phải chủ động thích ứng bằng các giải pháp công nghệ tiên tiến. Có như vậy, đích đến của ngành nông nghiệp hữu cơ là sản phẩm nông nghiệp đạt được giá trị cao, mở rộng tiêu thụ trên thị trường nông sản thế giới.

Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ. 
Hướng tới sản xuất phân bón chất lượng cao
Ngành phân bón thế giới và trong nước đã bước vào giai đoạn bão hòa, tốc độ tăng trưởng ngành chậm lại, đặt ra thách thức cho động lực phát triển của ngành phân bón giai đoạn tới.
Từng trao đổi với báo chí, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho hay: "Thời gian tới, khi nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh được chú trọng thì việc sử dụng phân bón chất lượng cao, phân bón hữu cơ, vi sinh, không gây ô nhiễm môi trường ngày càng được coi trọng hơn".
Chính vì thế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng nông nghiệp hữu cơ khiến việc sử dụng phân bón chất lượng cao, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, sử dụng tiết kiệm và không gây ô nhiễm môi trường được coi trọng hơn. 
Xu hướng sử dụng phân NPK chất lượng cao kết hợp với các loại phân bón hữu cơ, vi sinh kỳ vọng là động lực tăng trưởng cho ngành phân bón thế giới và Việt Nam trong giai đoạn tới.
Với kế hoạch hành động “tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ tiết kiệm cân đối và hiệu quả giai đoạn 2022 – 2025” đã đặt ra mục tiêu 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức các lớp tập huấn hằng năm về sử dụng phân bón cho người dân, chủ cơ sở buôn bán phân bón tại địa phương. Và tiếp tục xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả tiêu biểu trên 9 nhóm cây trồng chủ lực quốc gia trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra các nội dung thực hiện, trong đó, có việc phát triển và nhân rộng các công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ thông qua các giải pháp ưu tiên, hỗ trợ hoạt động đăng ký mới hoặc đăng ký mở rộng quy mô, nâng công suất đối với các nhà máy/cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, trong đó có áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến.
Bên cạnh đó, thúc đẩy chuyển giao các công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ hiện đại trên thế giới cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón của Việt Nam thông qua việc tận dụng tối đa các chương trình, hoạt động hợp tác quốc tế.
Đồng thời, xây dựng quy trình, hướng dẫn để khuyến khích các hình thức sản xuất quy mô nông hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác sản xuất, và sử dụng phân bón hữu cơ trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có, tại chỗ để tăng lượng phân bón hữu cơ tự sản xuất.
Về khoa học công nghệ, sẽ tiến hành quy trình chuyển giao các sản phẩm phân bón hữu cơ đáp ứng được các tiêu chí hiệu quả cao, tác dụng nhanh, thân thiện vói môi trường, cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất cho các doanh nghiệp.
Chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất phân bón thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu sẵn có từ phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm hữu cơ trong công nghiệp chế biến và rác thải sinh hoạt như chất thải chăn nuôi, phụ phẩm trồng trọt, chế biến thủy sản.

Như vậy, với việc triển khai Kế hoạch hành động “tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ tiết kiệm cân đối và hiệu quả giai đoạn 2022 – 2025” sẽ giúp doanh nghiệp trong sản xuất phân bón nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp cho sự phát triển của ngành phân bón và tạo cơ hội để xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần đầu tư tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến, cắt giảm chi phí sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý để cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Đẩy mạnh phát triển phân bón hữu cơ đang là xu thế tất yếu của thế giới, là chủ trương lớn của Chính phủ. Do đó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch, chủ động, tích cực, từng bước chuyển dần một phần sang sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ nhằm cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, đáp ứng nhu cầu của người nông dân; hướng đến các mặt hàng chất lượng cao, an toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường./.
Nhiều dự báo cho rằng, năm 2023 giá phân bón vẫn tiếp tục neo ở mức cao, ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của nông dân và ngành nông nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất phân bón cần đầu tư tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến, cắt giảm chi phí sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý, đảm bảo yêu cầu cung cấp đủ phân bón cho bà con nông dân.
Thêm vào đó, cần phát triển cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ vì đây là xu thế phát triển tất yếu, đáp ứng nhu cầu của người nông dân; hướng đến các mặt hàng chất lượng cao, an toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường và tránh được giá phân bón hóa học đang ở mức cao. Các cơ quan quản lý nhà nước cần kiên quyết dẹp, tiến tới xóa bỏ nạn phân bón giả, phân bón rởm lưu hành trên thị trường.
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3