Chuyển đổi số - cơ hội để phát triển toàn diện


(CHG) Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong ngành dệt may thời gian gần đây. Áp dụng công nghệ hiện đại 4.0 là cơ hội mang lại giá trị sản phẩm cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và là xu thế tất yếu để phát triển để hội nhập kinh tế toàn cầu.
Doanh nghiệp Dệt may Việt còn gặp nhiều khó khăn khi áp dụng công nghệ 4.0.
Còn nhiều rào cản phải gỡ
Theo kết quả khảo sát của Tập đoàn Dệt may Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu với hơn 300 doanh nghiệp dệt may trên cả nước, độ sẵn sàng và mức độ công nghệ phù hợp nhất với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp được khảo sát hiện chỉ ở mức điểm trung bình 2,59 trên thang điểm 5 của khảo sát.
Trong đó, khoảng 80% doanh nghiệp trong ngành vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, nguồn lực để tiếp cận, triển khai và sử dụng công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế. Trình độ nhân lực của các doanh nghiệp Dệt may còn thấp (với 84,4% lao động có trình độ phổ thông), trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%.
Theo Báo cáo “Thực trạng và nhu cầu chuyển đổi số ngành dệt may” do Novaon Tech phối hợp Hiệp hội Dệt may (VITAS) thực hiện, có tới 50% doanh nghiệp trong ngành vẫn còn sử dụng Excel (là phần mềm soạn thảo văn bản) trong việc quản trị nguồn nhân lực thay vì áp dụng các phần mềm, ứng dụng chuyển đổi số tiên tiến hơn. Quan trọng hơn, 85% doanh nghiệp chưa biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu và gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị phối hợp triển khai.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số trong sản xuất, quản trị là xu hướng tất yếu, giải pháp “hai trong một”, giúp doanh nghiệp dệt may nhanh chóng hồi phục sau đại dịch, và tiến lên vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị tinh thần cho sự thay đổi liên tục, lãnh đạo doanh nghiệp tiên phong trong đổi mới sang tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động.
Có nhiều rào cản mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi số. Trong đó, đầu tư vào các giải pháp công nghệ số và triển khai, duy trì công nghệ là khó khăn nhất, bởi chi phí khá cao. Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh không thể hiện rõ trong thời gian ngắn hạn nên dễ làm “nản lòng” doanh nghiệp. Việc thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh, nề nếp làm việc của người lao động, chưa kể đến việc thiếu chuyên gia, thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, khiến khả năng đạt thành công trong chuyển đổi số thấp hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm qua quá trình thực tế chuyển đổi số của doanh nghiệp, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex cho rằng: Thực hiện chuyển đổi số, đầu tư công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý sản xuất hợp lý giúp nâng cao năng suất lao động, đơn giá lao động trên một sản phẩm sẽ giảm mà vẫn đảm bảo đáp ứng lương lao động cao. Điều này giúp ngành may giải quyết vấn đề thiếu lao động, tạo cơ hội bứt phá, thoát ra khỏi hiện trạng sử dụng nhiều lao động, nhưng lương thấp và không ổn định.
Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì nhất thiết phải chuyển dịch từ phương thức sản xuất truyền thống, chủ yếu là gia công sang tự thiết kế và sản xuất thành phẩm. Ngành may mặc trong nước cũng cần được đầu tư công nghệ hiện đại, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có thể sử dụng và làm chủ công nghệ. Đây là một quá trình dài và liên tục nên mỗi doanh nghiệp đều phải tận dụng lợi thế, nắm bắt cơ hội phát triển. 
Tuy nhiên, ở cấp vĩ mô, Chính phủ cũng cần phải có chiến lược phát triển dài hạn để các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. 
Giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may là cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu; kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá, chuỗi cung ứng… Bên cạnh đó, cần thúc đẩy tiêu dùng xanh và kinh doanh tuần hoàn càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, chuyển đổi số cũng là một trong những giải pháp cho thấy hiệu quả đón đầu xu hướng mới trên thị trường tiêu dùng toàn cầu.
 Chuyển đổi số là quá trình tất yếu của ngành dệt may
Tại Hội nghị Tổng kết Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) năm 2022 được tổ chức ở TP. HCM, căn cứ triển vọng phục hồi kinh tế thế giới và dự báo tình hình kinh tế Việt Nam, VITAS đưa ra hai kịch bản về kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam trong năm 2023. Theo đó, nếu tình hình tốt hơn, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 47 - 48 tỷ USD, xấu hơn thì đạt 45 - 46 tỷ USD. 
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký VITAS nhấn mạnh về Quy tắc xuất xứ của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) áp dụng từ khâu sợi trở đi và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) áp dụng từ khâu vải trở đi là những khâu yếu thế của doanh nghiệp Việt Nam. 
Ông Võ Mạnh Hùng, Trưởng đại diện Hiệp hội Bông Mỹ dự đoán năm 2023, mỗi nhãn hàng, nhà bán lẻ toàn cầu sẽ yêu cầu sản phẩm làm từ bông nhập khẩu vào Mỹ, EU của họ bền vững, và thuộc chuỗi cung ứng minh bạch được xác minh là không có lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, vào năm 2025, một tỷ lệ lớn sản phẩm từ bông của nhãn hàng, nhà bán lẻ toàn cầu sẽ có cùng yêu cầu này.
Do đó, doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp nên lưu lại chứng từ của tất cả giao dịch và sẵn sàng chia sẻ khi được yêu cầu. Đồng thời, các đơn vị xuất nhập khẩu nên đảm bảo sự minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng; xác minh nguồn gốc của nguyên liệu rủi ro cao..
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng chỉ ra rằng, giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may là cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu; kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá, chuỗi cung ứng… Bên cạnh đó, cần thúc đẩy tiêu dùng xanh và kinh doanh tuần hoàn càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, chuyển đổi số cũng là một trong những giải pháp cho thấy hiệu quả đón đầu xu hướng mới trên thị trường tiêu dùng toàn cầu.
Cộng đồng doanh nghiệp dệt may đồng tình cho rằng, chuyển đổi số là một quá trình tất yếu, là “kim chỉ nam” và là công cụ vô cùng cần thiết cho ngành sản xuất nói chung, và ngành dệt may nói riêng. Muốn tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường, nhất thiết phải chuyển hướng, thay đổi chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số. 
Khái quát về ngành dệt may Việt Nam, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký VITAS cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2021 đạt 40,45 tỷ USD, tăng 15,36% so với cùng kỳ năm 2020; Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. Về xu thế trong ngành dệt may, bà Mai nhấn mạnh, việc ápdụng công nghệ 4.0 sẽ đặt ngành dệt may
Việt Nam trước những thách thức mới. 
Để có thể giữ được đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp phải đáp ứng sự minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ; nguyên liệu sản xuất phải nội địa hóa; phải tuân thủ các cam kết về lao động và môi trường trong FTAs. Doanh nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo 3 yếu tố gồm 3 chữ P: People (con người) – Planet (hành tinh) – Profit (lợi nhuận), giống như kiềng 3 chân. 
Theo bà Mai, chuyển đổi số sẽ tạo điều kiện tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị, tăng sự kết nối giữa các phòng, ban, đơn vị trong doanh nghiệp, tối ưu hóa năng suất nhân viên, gia tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 
Ông Lưu Tiến Chung, Phó Chủ tịch VITAS/Tổng Giám đốc Công ty CP Tổng Công ty May Bắc Giang chia sẻ, chuyển đổi số trong ngành dệt may là giải pháp thay đổi hoàn toàn cục diện và nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây là xu hướng tất yếu cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp dệt may cần có tầm nhìn, có chiến lược về chuyển đổi số, tập trung đào tạo nguồn nhân lực… để vừa giải bài toán thiếu hụt lao động, vừa thích ứng được với yêu cầu đa dạng của nhãn hàng và đáp ứng những yêu cầu của các FTAs.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cũng mong muốn có hệ thống dữ liệu ngành, lĩnh vực để tạo nguồn tài nguyên chung cho các doanh nghiệp khai thác, sử dụng. Về phía doanh nghiệp, cũng phải xây dựng giải pháp, công cụ tìm kiếm thông tin và tăng cường khả năng phân tích dữ liệu phù hợp với lĩnh vực đang hoạt động, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Qua đó, tạo điều kiện cho mỗi doanh nghiệp cũng như toàn ngành dệt may phát triển bền vững./.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội long trọng kỷ niệm 29 năm thành lập

(CHG) Ngày 15/5, Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã được tổ chức long trọng tại Trụ sở Tập đoàn Geleximco (Đống Đa, Hà Nội).

Xem chi tiết
Hải Hà: Khởi sắc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(CHG) Từ đầu năm đến nay, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 29,4%, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện công nghiệp - dịch vụ.

Xem chi tiết
Hội tụ về Quảng Ninh, lan tỏa từ Quảng Ninh

​(CHG) “Quảng Ninh hội tụ và lan toả” đã trở thành chỉ dẫn để sau hơn 1 thập kỷ Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
2
2
2
3