Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử


(CHG) Thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều nỗ lực để xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP của địa phương. Thông qua các kênh hội chợ, ngày hội OCOP từ đó tiếp cận và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.
Giai đoạn 2018-2021, huyện miền núi Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) có 13 sản phẩm được chứng nhận OCOP gồm: 1 sản phẩm OCOP 4 sao là chè dây Ra Zéh (xã Tư); 12 sản phẩm OCOP 3 sao như chè dây hoa hồng, chè dây Za Reh, chè dây Za Reh túi lọc, trà xanh Quyết Thắng; rượu Tà Vạc Đông Giang; mâm mây Bhơ Hôồng; túi xách, khăn choàng thổ cẩm... Dự kiến trong năm 2022, huyện sẽ có thêm 6 sản phẩm OCOP mới được công nhận đạt chuẩn 3 sao, nâng cấp sản phẩm ớt A Riêu muối từ 3 sao lên 4 sao.
Khăn choàng thổ cẩm - Sản phẩm OCOP của tổ hợp tác thổ cẩm thôn A Reh- Đhơrôông, xã Tà Lu, huyện Đông Giang.
Để hỗ trợ người dân, hộ sản xuất kết nối giao thương, tìm kiếm đối tác, thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang đã có nhiều nỗ lực để xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP của địa phương. Trong đó, nổi bật là đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua kênh hội chợ, ngày hội OCOP.
Tham gia các chương trình hội chợ trong tỉnh Quảng Nam và một số địa phương khác, các chủ thể OCOP, các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp đều ghi nhận và đánh giá tích cực hiệu quả mà hội chợ mang lại. Nhiều cơ sở nhỏ đã dễ dàng đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng hơn trước.
Ông Đinh Văn Đới – chủ cơ sở sản xuất rượu Tà Vạc Đông Giang (thôn Ra Đung, xã A Ting, huyện Đông Giang) cho biết, ông đã tìm được một số đối tác, đại lý cho sản phẩm. Là đặc sản của miền núi, những sản phẩm như của cơ sở ông gặp khó khăn hơn trong thương mại hóa sản phẩm. Vì vậy, những chương trình kết nối giao thương, hội chợ rất cần thiết để sản phẩm của chúng tôi đến được nhiều hơn với người tiêu dùng.
 Sản phẩm muối ớt A Riêu được được đẩy mạnh tiêu thụ qua 2 kênh chủ lực là hội chợ triển lãm và thương mại điện tử.
Ông Alang Diên, đại diện HTX nông nghiệp Mà Cooih (xã Mà Cooih, huyện Đông Giang) - nơi có sản phẩm ớt A Riêu, chia sẻ các hội chợ triển lãm giúp ớt A Riêu được quảng bá rộng rãi. Từ đó, HTX tìm được các đại lý tiêu thụ sản phẩm. HTX sẽ tiếp tục tham gia các hội chợ triển lãm để tăng cường giao thương trong tỉnh và các địa phương trong cả nước, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Hồ Quang Bửu, các hội chợ triển lãm, ngày hội sản phẩm OCOP mang lại hiệu quả rất lớn cho các sản phẩm OCOP khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh tham gia các hội chợ, chương trình kết nối giao thương để thương mại hóa hiệu quả các sản phẩm làm ra.
Bên cạnh quảng bá, kết nối giao thương trực tiếp, tỉnh Quảng Nam đang từng bước hỗ trợ các hộ sản xuất, hợp tác xã – chủ thể sản phẩm OCOP khu vực miền núi tiếp cận và đưa sản phẩm lên sàn thương mại diện tử. Đến nay, toàn tỉnh đã có 180 sản phẩm OCOP lên sàn điện tử Postmart.vn, 170 sản phẩm OCOP lên sàn Voso.vn. Trong đó, bước đầu đã có những sản phẩm OCOP miền núi.
Ngoài ra, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP miền núi cũng đã chủ động tiếp cận với kênh bán hàng online, tận dụng hiệu quả các mạng xã hội để quảng bá và mở rộng tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm Muối ớt A Riêu của HTX nông nghiệp Mà Cooih là một trong những sản phẩm OCOP miền núi của huyện Đông Giang đưa lên sàn thương mại điện tử và đẩy mạnh bán hàng online qua các trang mạng xã hội.
Ông Alang Diên cho biết, thông qua các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, đã có nhiều khách hàng đặt mua sản phẩm muối rớt A Riêu. Từ đó, HTX cũng tiếp nhận các phản hồi, góp ý từ khách hàng để hoàn thiện chất lượng sản phẩm hơn. Để phục vụ nhu cầu của thị trường ngoài việc hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, HTX đã có kế hoạch sẽ mở rộng diện tích trồng ớt để đảm bảo nguồn hàng ổn định cung ứng ra ra thị trường.
Các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh tại tỉnh, nhất là các hộ sản xuất sản phẩm OCOP miền núi đang làm quen với môi trường thương mại điện tử. Sau các hội chợ, chương trình kết nối giao thương trực tiếp thì thương mại điện tử chính là kênh thứ 2 giúp các giao dịch, giao thương của các hộ sản xuất sản phẩm OCOP tăng lên rất nhiều.
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3