Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng


(CHG) Thời gian tới sẽ là thời kỳ cao điểm chuẩn bị thực phẩm phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu của thị trường đối với những sản phẩm an toàn, chất lượng sẽ tăng lên. Do đó, việc tăng cường kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải được đẩy mạnh hơn nữa, mở đường giúp các sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.

Đạt nhiều kết quả tích cực

Tại Diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP các tỉnh ĐBSCL ngày 12/11, Phó Trưởng phòng OCOP, Văn phòng Điều phối Xây dựng Nông thôn mới Trung ương - ông Đặng Quý Nhân nhận định, sau 4 năm triển khai, đến nay có thể khẳng định Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã có sự lan tỏa mạnh mẽ và được triển khai rộng rãi trên 63 tỉnh, thành phố.
Chương trình khẳng định sự phù hợp với định hướng phát triển của nông nghiệp Việt Nam, nhiều địa phương có chính sách riêng để hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP. Đến nay đã hình thành được 393 chuỗi hoạt động hiệu quả và đã có hơn 145 sản phẩm khai thác hiệu quả các vùng nguyên liệu của địa phương. OCOP cũng tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, góp phần bảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống.

Nhờ tích cực triển khai chương trình OCOP, tỉnh Đồng Tháp đã có 269 sản phẩm OCOP, trong đó có 61 sản phẩm OCOP 4 sao, 208 sản phẩm đạt 3 sao. Tỉnh cũng rất quan tâm tới hoạt động thương mại hóa các sản phẩm OCOP, giúp các chủ thể liên kết với thị trường. Đến nay, toàn tỉnh có 109 sản phẩm OCOP được bán trên sàn thương mại điện tử Shopee, 100 sản phẩm trên sàn VoSo, 76 sản phẩm trên Lazada, 73 sản phẩm trên sàn Co.opmart... hỗ trợ tích cực vào sự phát triển của địa phương.

Cần chú trọng tính riêng biệt khi phát triển sản phẩm OCOP

Tương tự, Chi cục Trưởng Chi cục PTNT tỉnh Cà Mau Nguyễn Bá Thuấn cũng cho biết, địa phương có 77 sản phẩm OCOP của 44 chủ thể. Trong đó có 3 sản phẩm 4 sao, 74 sản phẩm 3 sao, hầu hết đều thuộc nhóm thực phẩm và được xúc tiến phân phối tại các hệ thống siêu thị, đại lý trên cả nước cũng như các sàn thương mại điện tử. Qua đó, có 30% sản phẩm có doanh thu từ 5 - 8%, giá bán tăng 5 - 10%.
Thời gian tới, địa phương sẽ xúc tiến thương mại, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm OCOP để tiếp cận các thị trường Hàn Quốc, Úc, Thái Lan. Cùng với đó, tăng cường công tác dự báo thị trường, thúc đẩy tư duy sản xuất kinh tế nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả việc kết nối tiêu thụ giữa các doanh nghiệp, tăng cường xúc tiến nông sản trên nền tảng số.

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng nhấn mạnh, với những kết quả tích cực, việc tiêu thụ sản phẩm OCOP rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khó khăn về mẫu mã, giá cả, thị trường, các chủ thể chưa có bước sẵn sàng từ công tác quản lý, thị trường...

Sớm hoàn thiện bộ tiêu chí mới sản phẩm OCOP

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang cho biết, hiện địa phương chỉ với 74 sản phẩm và 21 chủ thể là những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Việc phát triển các sản phẩm OCOP chậm là do tỉnh chú trọng đến tính khác biệt, không trùng lặp của sản phẩm đến từ những làng nghề truyền thống tại địa phương. Tỉnh đang thúc đẩy việc tiếp cận với nhiều kênh phân phối để đưa các sản phẩm OCOP địa phương lên các sàn thương mại điện tử. Hiện các sản phẩm OCOP của An Giang đã được đóng gói thành những phần quà để cung cấp ra thị trường. Đến mỗi dịp lễ, Tết, sản phẩm OCOP sản xuất không kịp so với nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy còn nhiều dư địa nhưng các chủ thể, các cơ sở sản xuất của địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các kênh phân phối. Các cơ sở sản xuất còn dè dặt, đắn đo, thậm chí từ chối tham gia chương trình OCOP do chưa có sự bảo đảm, chắc chắn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Do đó, địa phương đề xuất, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL xây dựng trung tâm trưng bày các sản phẩm OCOP của ĐBSCL, sau đó điều phối những sản phẩm đó đến nơi có nhu cầu với các đối tác lớn. Từ đó các cơ sở và chủ thể sẽ có kế hoạch sản xuất cụ thể theo nhu cầu của doanh nghiệp, tránh tình trạng mất cân đối cơ cấu sản phẩm so với nhu cầu thực tiễn.

Theo kế hoạch năm 2022, tỉnh Trà Vinh sẽ chấm điểm 99 sản phẩm OCOP, sắp tới có thể có trên 200 sản phẩm OCOP. Vì vậy, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, quản lý chất lượng sản phẩm; tháo gỡ khó khăn vướng mắc, ban hành quy chế quản lý sản phẩm OCOP bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm OCOP với các địa phương trên cả nước.

Để tạo điều kiện thuận lợi giúp các tỉnh tiến hành công tác đánh giá các sản phẩm OCOP một cách chính xác, hiệu quả, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trà Vinh, Tiền Giang đồng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương sớm hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá mới, bởi một số sản phẩm đặc thù của các địa phương chưa có tiêu chí cụ thể để đánh giá, phân hạng.

Dưới góc độ quản lý, theo ông Lê Thanh Tùng, cần có nhiều hình thức để giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương, đơn cử như sản phẩm OCOP sẽ kết hợp với du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Thời gian tới, các chủ thể cần sáng tạo hơn về sản phẩm; các địa phương cần hỗ trợ tích cực hơn, có kế hoạch đồng bộ, chi tiết, nghe ngóng các sản phẩm tương đồng để xây dựng chiến lược riêng, tránh trùng lặp. Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm OCOP nhiều thì tính riêng biệt cần xem xét, đánh giá. Bài toán kết nối nông sản hiện đang rất khó khăn, cần kêu gọi các doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ cùng vào cuộc, xúc tiến thương mại, từ đó, tạo thu nhập cho người dân.

Đến năm 2025, cả nước sẽ có 10.000 sản phẩm OCOP, ít nhất 50% sản phẩm được đánh giá phân hạng, ưu tiên phát triển hợp tác xã, phấn đấu 40% chủ thể là hợp tác xã. Văn phòng Điều phối Xây dựng Nông thôn mới Trung ương đã xác định một số nhiệm vụ quan trọng như phát triển chuỗi sản phẩm OCOP gắn vùng nguyên liệu địa phương, tích hợp đa giá trị. Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tập huấn, kiến thức về kinh tế, thị trường. Hình thành các điểm đến các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch...

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/kinh-te-xa-hoi/dua-san-pham-ocop-den-gan-hon-voi-nguoi-tieu-dung-i307203/

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3