(CHG) Thực tế hiện nay, các sản phẩm OCOP được gắn "sao" nhưng nhiều thương hiệu vẫn chưa được biết đến. Do đó, cần sự cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu và áp dụng chuyển đổi số trong phát triển thương hiệu OCOP.
Nhiều sản phẩm OCOP được gắn sao mang thương hiệu địa phương.
Không để sản phẩm OCOP có "sao" mà "vô danh"
Chương trình OCOP đã tác động làm thay đổi, phát triển kinh tế nông thôn, góp phần khơi dậy những tiềm năng, lợi thế cũng như giá trị văn hoá vùng miền để tạo nên sự đặc sắc.
Tính đến tháng 8/2022, đã có 63/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP với 8.478 sản phẩm đạt 3 sao trở lên.
Tuy nhiên bên cạnh đó, chương trình cũng gặp không ít khó khăn như quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, nhiều hợp tác xã, cơ sở không đủ tiềm lực để phát triển, nâng hạng sản phẩm OCOP và chất lượng chưa đồng đều.
Ví dụ như tại tỉnh Sơn La, các sản phẩm OCOP đã đi tới 20 thị trường, tham dự các hội chợ quốc tế tại: Italy, Trung Quốc, Thái Lan... có sức lan toả rất lớn, nhưng quy mô sản phẩm thực sự chưa cao.
Ông Nguyễn Thành Công, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Một số sản phẩm còn nhỏ lẻ, sản phẩm chưa có sự đồng đều. Sự đầu tư cho sản phẩm OCOP còn hạn chế từ nguồn lực, vốn vay và sự hỗ trợ của Nhà nước. Mẫu mã bao bì sản phẩm OCOP chưa thực sự phát triển theo hướng hàng hoá cho phân khúc cao cấp. Sản phẩm thì nhiều nhưng sản phẩm sạch, chất lượng cao cung cấp cho thị trường không nhiều, cung không đủ cầu.
Theo ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, toàn tỉnh có 52 sản phẩm được công nhận OCOP. Tuy nhiên gần đây tỉnh đã mạnh tay thu hổi 5 sản phẩm, còn lại 47 sản phẩm đảm bảo đúng tiêu chí của chương trình. Điều này cho thấy, các địa phương ngoài việc phát triển sản phẩm OCOP, còn cần rà soát thị trường và thu hồi khi không đủ tiêu chuẩn.
Đối với nhiều hợp tác xã tại tỉnh Nghệ An, dù đã đầu tư nhiều tiền của thời gian, công sức để sản phẩm được chứng nhận OCOP. Tuy nhiên khi sản phẩm đưa ra thị trường thì giá cả bị “cào bằng”như những sản phẩm thông thường. Theo đó, dù gắn "sao" OCOP, song vẫn khó tìm kênh tiêu thụ sản phẩm lớn và thương hiệu dường như bị lãng quên.
Bộ trưởng Bộ NN &PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ: "Thời đại ngày nay là thời đại bi kịch của những người sản xuất, vì có quá nhiều sản phẩm tương đồng để người tiêu dùng khắp thế giới lựa chọn, nếu không biết tạo ra sự khác biệt để tăng giá trị, đồng nghĩa với việc tự đào thải chính mình".
Do đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, các địa phương cần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và các sản phẩm OCOP phải đi theo tư duy chất lượng, chăm chút cho sản phẩm đặc trưng của địa phương mình.
Thực tế hiện nay, nước ta nhiều tỉnh từ Hà Giang đến Cà Mau thường tưởng rằng trà hoa vàng chỉ có ở Quảng Ninh, nhưng người tiêu dùng không ngờ tại tỉnh Bắc Kạn cũng nhận đó là đặc sản của địa phương. Do vậy, ngoài chất lượng tốt, các sản phẩm OCOP cần được đưa ra thị trường với bao bì, hình ảnh bề ngoài ấn tượng thu hút người tiêu dùng.
Đồng thời cần tuyên truyền và có không gian OCOP quốc gia mà ở đó không chỉ trưng bày, mà còn huấn luyện mời khách nước ngoài, các nhà đầu tư đến mở rộng hợp tác quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm.
Đặc biệt, để hiện thực hoá mục tiêu phấn đấu năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 500 sản phẩm đạt 5 sao, cần gắn sản phẩm vào cuộc "cách mạng xây dựng nông thôn mới", góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả và thực chất hơn.
Theo đó các tỉnh, thành phố cần thay đổi tư duy, đầu tư hơn trong việc gây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP để tạo ra sự khác biệt, nhằm tôn vinh giá trị sản phẩm. Đừng để dù được gắn sao,nhưng chỉ là " hữu danh vô thực"".
Đồng thời, các sản phẩm OCOP cần sự trợ lực của các Bộ, ban, ngành trong chính sách, cơ chế phát triển sản phẩm cho các địa phương trong việc triển khai để phát triển, chiếm lĩnh thị trường và bảo vệ thương hiệu riêng của sản phẩm OCOP.
Bảo vệ thương hiệu sản phẩm OCOP bằng việc áp dụng công nghệ.
Chuyển đổi số trong sản xuất sản phẩm OCOP
Chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm năng về đất đai, sản vật, lợi thế của địa phương. Ngay từ đầu, chương trình cũng đặt ra vẫn đề chuyển đổi số nhằm thích ứng hiệu quả với xu thế phát triển của thị trường, sự thay đổi của các chuỗi phân phối và thói quen tiêu dùng của người dân.
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã triển khai nhiều nội dung, nhằm đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số trên các lĩnh vực truyền thông, tuyên truyền về Chương trình OCOP, bên cạnh những kênh truyền thông trực tiếp sẽ là những kênh gián tiếp như mạng xã hội, website cung cấp thông tin về quản lý và giám sát sản phẩm OCOP, ứng dụng phần mềm trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP…
Đặc biệt, trong lĩnh vực quảng bá, xúc tiến thương mại, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã tổ chức nhiều hội chợ OCOP, đẩy mạnh các kênh bán hàng trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử..
Các chủ thể OCOP cũng chủ động, tích cực áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, quảng bá sản phẩm, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với mã Qrcode…
Gần đây nhất, với sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam hợp tác với Hội Nông dân đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Chỉ sau 6 tháng hợp tác, hai đơn vị đã tiến hành đào tạo, trang bị kỹ năng chuyển đổi số cho gần 10.000 hộ sản xuất nông nghiệp với hơn 1.500 hội nghị trên toàn quốc, kết nối hơn 108.000 sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử thuần Việt – Postmart của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.
Thống kê trên sàn thương mại điện tử Postmart cho thấy, tính đến 15/9, tổng số tài khoản hoạt động là 3.878.328; tổng số giao dịch trên sàn lũy kế là 765.271 giao dịch; giá trị giao dịch lũy kế đến là 165.352 tỉ đồng; tổng số sản phẩm lũy kế đưa lên sàn là 115.226 sản phẩm. Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo lũy kế là trên 4,5 triệu hộ.
Postmart cũng đã tiêu thụ hơn 1 nghìn tấn nông sản, đặc biệt là nông sản mùa vụ như: vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, nhãn xuồng Đồng Tháp, na Chi Lăng, mận, xoài Sơn La, sầu riêng Đắk Lắk và nhiều loại nông sản, các sản phẩm chế biến từ nông sản khác.
Tại Sơn La, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã tổ chức thành công festival nông sản và sản phẩm OCOP toàn quốc đầu tiên trên môi trường số. Với ưu thế về mạng lưới điểm phục vụ, hệ thống kho bãi logistis rộng khắp, sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tiêu thụ sản phẩm nông sản thông qua môi trường số hóa, và kênh vật lý trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bưu điện Việt Nam cũng triển khai vận hành hệ thống cửa hàng OCOP tại các điểm Bưu điện, từ đó, tạo thói quen mua sắm mới cho người dân cũng như mở ra hệ thống kênh bán hàng mới trên toàn quốc.
Tuy nhiên, về nguyên tắc dữ liệu dùng chung, việc chuyển đổi số trong OCOP luôn gắn liền với quá trình chuyển đổi số chung trong xây dựng nông thôn mới, và của ngành nông nghiệp phát triển nông thôn.
Quá trình chuyển đổi số trong Chương trình OCOP cũng gắn với sự đồng hành của các đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, điển hình như Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam. Với ưu thế sẵn có của cả bên sản xuất và kinh doanh, quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn.
(Còn tiếp)
(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.
Xem chi tiết(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Xem chi tiết