Lần thứ 7 liên tiếp đứng trên bục dẫn đầu chỉ số PCI toàn quốc, năm thứ 11 liên tiếp là tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất, Quảng Ninh cũng đang là một trong những địa phương dẫn đầu về tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị, du lịch, dịch vụ đồng bộ, hiện đại bảo đảm tính liên thông, tổng thể.
Quảng Ninh 7 năm đứng trên bục vinh quang PCI.
Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023
Cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư thực sự bị thuyết phục bởi sự kiên trì thực hiện mô hình tổ chức không gian phát triển “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực” của Quảng Ninh, đặc biệt sau khi khánh thành và đưa vào khai thác cao tốc Vân Đồn- Móng Cái, đường ven biển Hạ Long- Cẩm Phả tạo ra bước đột phá trong tư duy tổ chức lại không gian phát triển, kiến tạo các hành lang phát triển mới theo hướng bền vững hơn, thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, phát huy tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh từng địa phương của tỉnh, trong tam giác động lực phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô ...mở ra nhiều cơ hội cho người dân và doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế thương mại, du lịch dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp, kinh tế biển.
Những giá trị lần đầu tiên đã được tỉnh tiếp tục tìm tòi, tạo ra như, là địa phương đầu tiên của Vùng đồng bằng sông Hồng hoàn thành công tác lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023; với sự tham gia trở lại của các tư vấn hàng đầu quốc tế: Công ty McKinsey- Hoa Kỳ và Công ty Nikken Sekkei, Nhật Bản) xác lập tầm nhìn dài hạn trong tính liên thông với các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng xanh theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột: thiên nhiên, con người, văn hóa.
Thiên nhiên - Con người - Văn hóa được xác định là "thế chân kiềng" phát triển bền vững của Quảng Ninh.
Tỉnh đầu tiên mạnh dạn thí điểm áp dụng những mô hình quản trị mới, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong thực hiện cung cấp các dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân và xã hội với chất lượng ngày càng tốt hơn. Nâng cao năng lực phản ứng chính sách, kịp thời xử lý các vấn đề mới phát sinh thuộc thẩm quyền. Mở rộng sự kết nối, trao đổi thông tin, tăng cường tương tác thường xuyên giữa chính quyền các cấp với người dân và doanh nghiệp. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, công khai, minh bạch, cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, đặc biệt là đất đai giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ....
Một hành trình dài nỗ lực, bền bỉ, quyết tâm, sáng tạo, đổi mới, tự lực, tự cường, bao quát, toàn diện, tổng thể, liên thông, song phải có trọng tâm, trọng điểm, rõ khâu đột phá, kịp thời phát hiện “điểm nghẽn” để tập trung nguồn lực, tổ chức thực hiện dứt điểm, đo lường được kết quả, hiệu quả, Quảng Ninh đang đi đến mục tiêu là, xây dựng, phát triển là một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của Nhân dân; cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, với các đặc trưng: “Thiên nhiên tươi đẹp - Văn hóa đặc sắc - Xã hội văn minh - Hành chính minh bạch - Kinh tế phát triển - Nhân dân hạnh phúc”.
Trên nền tảng và đà phát triển đã được tạo dựng, Quảng Ninh đặt mục tiêu hướng đến năm 2030 trở thành một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc, một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP hằng năm trên 10%, GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 10.000 USD, đến năm 2030 đạt 19.000 - 20.000 USD.
Bản đồ phân vùng và tổ chức không gian phát triển của Quảng Ninh tầm nhìn 2030.
Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, khát vọng vươn lên mạnh mẽ đã trở thành phương châm hành động của Quảng Ninh. Phương châm đó sẽ tiếp tục được hành động mạnh mẽ hơn để đưa Quảng Ninh phát triển toàn diện hơn, bằng việc đẩy mạnh đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, hướng trọng tâm vào chất lượng phát triển, chất lượng sống của người dân; xây dựng đảng và hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh thật sự trong sạch, vững mạnh, nhất là nâng tầm trí tuệ, bản lĩnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; xây dựng chính quyền liêm chính, hành động, lấy chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo đánh giá năng lực và phẩm chất cán bộ, công chức; củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng; tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật gắn với đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
“Một tâm, hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực” được Quảng Ninh xác định vẫn là không gian phát triển của tỉnh trong thời gian tiếp theo.
Nguồn lực con người, nguồn lực đầu tư sẽ tiếp tục được khơi thông, giải phóng từ việc định hình cơ cấu kinh tế hiện đại, kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, lấy du lịch làm mũi nhọn gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Kiên trì mô hình tổ chức không gian phát triển “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”, tối ưu hóa trong khai thác các hành lang kinh tế, không gian phát triển mới đã định hình gắn với thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tự nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Quảng Ninh dẫn đầu BXH chỉ số xanh cấp tỉnh năm 2023.
Với hệ thống kết cấu hạ tầng đã được hoàn thiện tương đối đồng bộ, hiện đại, trong giai đoạn, Quảng Ninh sẽ thực sự chú trọng hơn nữa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, lao động có kỹ năng gắn với tăng nhanh quy mô và chất lượng dân số; mạnh dạn đi đầu áp dụng công nghệ mới, nhất là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao hiệu quả chuyển đổi số toàn diện, thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kết hợp chặt chẽ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, giải phóng mọi nguồn lực phát triển, phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo, lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; giữ vững sự ổn định và phát triển bền vững ngành than, điện theo quy hoạch gắn với bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và quá trình chuyển đổi năng lượng; tạo đột phá trong thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, tăng nhanh quy mô và tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế đêm, kinh tế tuần hoàn, công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, khá giả, chú trọng nghề nuôi biển bền vững, xây dựng Quảng Ninh thành Trung tâm thủy sản miền Bắc…
“Chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc, chỉ có nhìn về phía trước để tiến lên. Thử thách, chông gai vẫn còn ngổn ngang phía trước khi giải quyết được mâu thuẫn này thì cuộc sống lại xuất hiện mâu thuẫn mới phức tạp hơn, đòi hỏi năng lực quản trị phát triển bền vững địa phương ở tầm mức cao hơn”
Luận điểm này đều đã được mỗi cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ninh thông suốt để càng phải trách nhiệm, tận tâm, tận lực hơn, quyết tâm tạo lập, giữ vững thành quả trong khát vọng và niềm tự hào giữ vững vị thế, uy tín của tỉnh là cực tăng trưởng toàn diện của phía Bắc cùng chung đích đến vì hạnh phúc của nhân dân.
(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.
Xem chi tiết(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Xem chi tiết