Kỳ 2: Chương trình OCOP tạo sức bật của các địa phương


(CHG) Tính đến tháng 8/2022, tại 63/63 tỉnh thành trên cả nước đều có chủ thể tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Nhiều tỉnh đã làm rất tốt chương trình, các sản phẩm OCOP đã góp phần đẩy mạnh nền kinh tế mang thương hiệu địa phương.

Giấy chứng nhân về sản phẩm OCOP.

Sau thời gian triển khai rộng khắp cả nước, Chương trình OCOP “chững” lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Đến nay, chương trình đang trong giai đoạn phục hồi sản xuất, các địa phương lại tiếp tục thực hiện mục tiêu mở rộng thêm nhiều sản phẩm OCOP độc đáo, lợi thế của địa phương để triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025.

Năm 2022, Hà Nội có 488 sản phẩm của 26/30 quận, huyện, thị xã đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Năm nay, các chủ thể tham gia chương trình đã khắc phục nhiều điểm yếu của sản phẩm so với các năm trước đó. Các chủ thể đã phối hợp với các đơn vị tư vấn hoàn thiện mẫu mã bao bì, nhãn mác, website và logo cho sản phẩm… 

Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP. Hà Nội cũng hỗ trợ 100% kinh phí kiểm nghiệm mẫu sản phẩm cho các cơ sở tham gia Chương trình OCOP. Hỗ trợ chủ thể có sản phẩm OCOP và tiềm năng OCOP tham gia triển lãm, giới thiệu, quảng bá, bán hàng tại các hội chợ. Những hỗ trợ kịp thời của các cơ quan chức năng cũng như địa phương sẽ tạo động lực mới cho chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động tham gia Chương trình OCOP đạt hiệu quả cao hơn.

Một số sản phẩm được đánh giá, phân hạng có chất lượng tốt của TP. Hà Nội,  điển hình như từ tháng 7 năm 2022 có 17 sản phẩm huyện Hoài Đức đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm như: Bún khô, phở khô, miến dong, miến đậu xanh, bánh gai, bánh đa nem, đông trùng hạ thảo sợi khô, xôi khúc chay, nấm sò... của 10 chủ thể. Trong đó có 2 sản phẩm tiềm năng 3 sao và 15 sản phẩm tiềm năng 4 sao.

Tương tự, huyện Quốc Oai đã có 31 sản phẩm đủ điều kiện để trình Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Hà Nội đánh giá lần 2. Trong đó những sản phẩm như "Bình hoa sen gỗ mít", "Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay mộc gỗ mít", "Tranh vinh quy bái tổ gỗ gụ"... là sản phẩm được các gia đình có nghề mộc truyền thống chuẩn bị kỹ lưỡng và dành nhiều tâm huyết để thực hiện. Các sản phẩm này được tham gia đánh giá, phân hạng OCOP là minh chứng cho chất lượng và thương hiệu của gia đình, làng nghề địa phương.

Là một trong số những tỉnh tham gia Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới từ rất sớm, đến nay, Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, một số chỉ tiêu đạt và đạt cao hơn so với bình quân chung cả nước. Quảng Ninh cũng là địa phương đầu tiên xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Hội chợ sản phẩm OCOP tại Quảng Ninh.

Từ năm 2013, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP cũng được triển khai sâu, rộng trên khắp các địa phương trong toàn tỉnh với 3 mục tiêu cơ bản: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế ở các địa bàn xã, phường, thị trấn, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế Quảng Ninh theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. 

Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo/Điều hành OCOP ở cấp tỉnh và 14 huyện, thị xã, thành phố; Ban hành được Bộ công cụ quản lý; Thiết kế, đăng ký được nhãn hiệu sở hữu trí tuệ OCOP và được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ để làm cơ sở bảo hộ cho toàn bộ sản phẩm, dịch vụ của chương trình. 

Bên cạnh đó, tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động 29 trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Hội chợ OCOP thường niên đã được tổ chức 2 kỳ tại TP Hạ Long vào dịp xuân và hè. Quảng Ninh cũng triển khai chương trình xúc tiến OCOP trên toàn tỉnh và một số thị trường trọng điểm trong cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, đồng bằng Sông Hồng, khu vực Tây bắc, thị trường ngoài nước như Trung Quốc.

Đến nay, Quảng Ninh đã có 435 sản phẩm OCOP, trong đó có 191 sản phẩm đạt từ 3-5 sao, với 174 đơn vị, doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất tham gia. 

Các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh đều nằm trong nhóm sản phẩm lợi thế quốc gia như tôm thẻ chân trắng, thủy sản chế biến; nhóm sản phẩm lợi thế địa phương như hàu Thái Bình Dương, lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, dược liệu ba kích, trà hoa vàng…; nhóm đặc sản vùng miền như miến dong, gạo nếp, gạo thảo dược, hoa quả, các món ăn ngon lạ. Một số sản phẩm đã ra được thị trường nước ngoài như: Rượu mơ Yên Tử, ngọc trai Hạ Long, gốm xứ Quang Vinh…

Đến nay, Quảng Ninh đã có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là Đông Triều, Cô Tô và Cẩm Phả. 2 đơn vị là Uông Bí, Móng Cái đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thông qua, đang trình Thủ tướng Chính phủ công nhận. Đến hết năm 2019 có 90/111 xã đạt chuẩn và 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành Chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Tại tỉnh Thanh Hoá, theo thống kê của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, tính đến tháng 9/2021, toàn tỉnh có 120 sản phẩm OCOP trên địa bàn 63 xã, phường, thị trấn, với 77 chủ thể tham gia. Trong đó, nhiều xã, thị trấn đã xây dựng được từ 2 sản phẩm OCOP trở lên.

Riêng xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa có đến 7 sản phẩm OCOP (1 sản phẩm 5 sao quốc gia, 2 sản phẩm 4 sao và 4 sản phẩm 3 sao) gồm: nước mắm, mắm tôm và mắm tép của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia; Nước mắm bà Hoan – cá cơm cốt đặc biệt, mắm tôm, mắm tép của Công ty TNHH Khuê Các; Nước mắm cốt Tân Mai của hộ sản xuất, kinh doanh Vũ Thị Mai. Sản phẩm mắm tôm của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia là sản phẩm duy nhất của tỉnh Thanh Hóa được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao.

Bình Sơn là xã miền núi và dân tộc thiểu số của huyện Triệu Sơn cũng tham gia Chương trình OCOP với các sản phẩm chè sạch Bình Sơn, mật ong bốn mùa nguyên chất, trà xanh túi lọc, trà cà gai leo túi lọc của HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn được công nhận OCOP 3 sao. UBND xã Bình Sơn đã luôn sát cánh cùng HTX trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, từ thủ tục hồ sơ, pháp lý, quy hoạch vùng nguyên liệu, tiến trình sản xuất, xét duyệt sản phẩm OCOP, duy trì chất lượng và từng bước “nâng hạng” các sản phẩm OCOP của địa phương.

Tỉnh Đắk Nông tham gia Chương trình OCOP từ năm 2018, nhưng Chương trình OCOP mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh. Hiện Đắk Nông đã có 8 sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tỉnh đã gắn sản phẩm OCOP trong phát triển du lịch, kết nối du lịch với nông nghiệp. Đến hết năm 2021, Đắk Nông có 41 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận OCOP hạng từ 3-4 sao, có 11 sản phẩm đang được phê duyệt, nâng tổng số sản phẩm đạt chứng nhận lên 52.

Phần lớn các sản phẩm đều thuộc các lĩnh vực lương thực, thực phẩm, đồ uống, rau, củ, quả tươi...Doanh thu của các sản phẩm OCOP tăng bình quân 26%/năm. Trong đó, 15 sản phẩm có giá bán tốt hơn sau khi đạt chứng nhận OCOP. 

Từ khi triển khai Chương trình OCOP đến nay, TP. HCM có 27 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP trong đó, 6 sản phẩm đạt 3 sao và 21 sản phẩm đạt 4 sao. TP. HCM cũng có 1 sản phẩm đang được đề nghị Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP 5 sao.

Trong năm 2022, TP. HCM sẽ tổ chức đánh giá, công nhận cho 41 sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3 sao trở lên; 22 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao và 19 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao. TP. HCM cũng sẽ thúc đẩy sản xuất các sản phẩm OCOP ra toàn thành phố và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đáp ứng yêu cầu của thị trường. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM đã trình UBND TP. HCM xem xét, phê duyệt Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025. Theo đề án, phạm vi thực hiện Chương trình OCOP sẽ được mở rộng ra toàn thành phố thay vì chỉ thực hiện trên địa bàn 5 huyện là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ như hiện nay.

Theo đánh giá của một số địa phương đã làm rất tốt chương trình OCOP cho thấy, sản phẩm OCOP chẳng những làm nổi tiếng thương hiệu của địa phương, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây. Những kết quả đó cũng là thành công của Chương trình Nông thôn mới, tạo sự thay đổi đáng kể đối với các vùng nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

(Còn tiếp)

Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3