Kỳ cuối: Cách nhận biết các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ


(CHG) Mặc dù sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đã có mặt hầu hết các tỉnh trên phạm vi cả nước, nhưng không phải ai cũng biết phân biệt đâu là sản phẩm hữu cơ, đâu là sản phẩm OCOP... Việc áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc là một phương pháp đáng tin cậy để giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Còn khó bảo hộ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
Sau vụ việc rau sạch “rởm" gắn mác thương hiệu VietGab để bán trong hệ thống siêu thị Winmart, Tiki Ngon lừa dối người tiêu dùng bị báo chí phanh phui, gây bức xúc dư luận… vấn đề đặt ra là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thật sự có thật hay không? Còn có thể tin được vào các thương hiệu rau sạch nữa không? Làm thế nào để người tiêu dùng có thể phân biệt được sản phẩm nông nghiệp hữu cơ một cách chính xác?
Trước sự nghi ngại, hoang mang của người tiêu dùng đối với sản phẩm nông sản được gắn với mác “sạch”, để lấy lại niềm tin của thị trường, hơn lúc nào hết việc bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng.
Rau mua ở chợ đầu mối về sơ chế rồi dán mác Vietgap. Ảnh: T.Thương - Báo Tuổi trẻ online
Tuy nhiên, để làm được điều này không hề dễ dàng, bởi theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp đang đối diện với nhiều khó khăn. Cụ thể, hiện vẫn chưa có các quy định chi tiết về quản lý đối với đối tượng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, một số chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể được thành lập khi có sự hỗ trợ từ các dự án, đến khi kết thúc dự án thì việc làm này cũng… “chết yểu”. Nguyên nhân phần nhiều do chủ sở hữu là các hợp tác xã không chủ động được nguồn lực để quản lý, thậm chí thiếu kỹ năng về xúc tiến thương mại để mở rộng đầu tư phát triển, tạo gia tăng lợi nhuận để duy trì thương hiệu.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng các cơ quan chức năng nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp luật cho việc bảo hộ, quản lý và phát triển thương hiệu nông nghiệp hữu cơ dựa trên các quyền sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho từng sản phẩm nông nghiệp đặc thù.
Tiếp đến phải có "giấy thông hành" sản phẩm hữu cơ với những đăng ký nhãn hiệu được ví như cấp giấy phép khai sinh cho một sản phẩm nhằm tránh hàng giả, hàng nhái (trong và ngoài nước).
Thực tế, nhiều cơ sở sản xuất cũng như doanh nghiệp trong cả nước chưa quan tâm đúng mức việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm nông sản. Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện cả nước có 141 đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các mặt hàng nông-lâm-thủy sản và đã có 116/142 sản phẩm được cấp chứng nhận bảo hộ; 1.682 chứng nhận tập thể đã được cấp.
Đây là con số quá ít so với số lượng và tiềm năng xuất khẩu sản phẩm nông sản của cả nước, cũng như nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch của thị trường nội địa. Việc được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo hộ sản phẩm trong nước và quốc tế, đồng thời ghi nhận quy chuẩn sản phẩm đối với giá trị thương hiệu trên thị trường, đặc biệt rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Theo các chuyên gia nông nghiệp việc xây dựng và phát triển thương hiệu phải dựa trên các giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ. Đó là chất lượng đặc thù, giá trị khác biệt, uy tín, độ an toàn của sản phẩm.
Việc hướng dẫn về thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đặc biệt đối với chủ sở hữu nhãn hiệu nông sản đặc thù, đặc trưng của địa phương được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tiến hành một cách chủ động, bám sát quá trình đăng ký xác lập quyền, thường xuyên có những hoạt động kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, tập hợp và in ấn tài liệu những nội dung có liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, cần tăng cường về quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản theo Chỉ thị số 1838/CT-BNN-BVTV về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.
 Truy xuất được nguồn gốc nông sản sẽ khiến người tiêu dùng yên tâm hơn
Truy xuất nguồn gốc có phải là công cụ hữu hiệu?
Cũng theo Chỉ thị 1838/CT-BNN-BVTV, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế, nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
“Truy xuất nguồn gốc là khả năng xác định, theo dõi và truy nguyên các thành phần cấu thành lên một sản phẩm, cũng như toàn bộ quá trình dịch chuyển, chuyển chủ sở hữu và chuyển đổi trạng thái của một sản phẩm trong chuỗi cung ứng theo thời gian”.
Nói cách khác, truy xuất nguồn gốc là quá trình minh bạch thông tin của sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu truy vấn thông tin về một sản phẩm mà thông qua hệ thống kỹ thuật quản lý, lưu vết thông tin sản phẩm để có thể chỉ ra được “từ thời gian nào đến thời gian nào sản phẩm đó ở đâu, thuộc về ai, tồn tại ở dạng gì và ai đó đã tác động vào nó như thế nào”.
Có thể nói, truy xuất nguồn gốc hàng hóa chính là một cách minh bạch để khẳng định chất lượng sản phẩm mà nhà cung cấp đưa tới người tiêu dùng.
Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc với sản phẩm hữu cơ sẽ chứng minh vai trò của mình đối với việc khẳng định chất lượng sản phẩm. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn là yêu cầu gần như bắt buộc đối với doanh nghiệp nếu muốn đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Trong những năm vừa qua, công tác thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Đồng thời, đây cũng là hoạt động góp phần định hướng người nông dân thực hành sản xuất chuyên nghiệp hơn, theo tiêu chuẩn và thị hiếu của thị trường.
Mặc dù lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc là như vậy, nhưng còn nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác này. Tỷ lệ diện tích trồng trọt được cấp mã số vùng trồng hiện nay chưa cao, mới chỉ tập trung ở một số cây ăn quả chủ lực. Công tác giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số tại một số địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo duy trì đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của nước nhập khẩu.
Tình trạng mạo danh mã số và vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm của vùng trồng và cơ sở đóng gói vẫn xuất hiện, đã dẫn tới việc lừa dối khách hàng như những vụ việc mà báo chí cũng như người tiêu dung phanh phui vừa qua.
Để công tác thiết lập, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cũng như tiêu thụ trên thị trường đúng với chất lượng sản phẩm nông sản sạch, nông sản hữu cơ… đi vào thực chất và hiệu quả, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, góp phần xây dựng nền nông nghiệp chuyên nghiệp và bền vững, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, bổ sung các chỉ tiêu về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vào Nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hành động phát triển KT-XH tại địa phương. Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các vùng trồng và cơ sở đóng gói theo quy mô sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.
Bố trí nguồn lực thực hiện công tác thiết lập và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói trong đó chú trọng tập huấn, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân liên quan; thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, duy trì chất lượng của vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.
Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng. Đặc biệt chú trọng công tác tập huấn nông dân về quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Ghi chép và hoàn thiện các hồ sơ liên quan trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Trả lời câu hỏi cần làm gì để triển khai, áp dụng truy xuất nguồn gốc nhằm làm cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được phổ cập toàn quốc, ông Nguyễn Thế Tiệp - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả cho rằng, đó phải là việc thúc đẩy thực thi các thông tư, nghị định sớm đi vào cuộc sống. Cần ban hành các chính sách và chế tài hợp lý trong việc đề nghị bắt buộc doanh nghiệp, nhà sản xuất phải chia sẻ thông tin của mình lên hệ thống quốc gia. Khẩn trương triển khai hệ thống quản trị dữ liệu tập trung để tiếp nhận và chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc liên thông trên toàn quốc và đấu nối với hệ thống quốc tế. Thành lập tổ chức có thẩm quyền đánh giá hoặc đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá, giám sát áp dụng truy xuất nguồn gốc cũng như mức độ đáp ứng của các hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Cần có chế tài hợp lý đối với việc áp dụng truy xuất nguồn gốc hoặc cung cấp dịch vụ không đúng, gian lận thông tin, cung cấp dịch vụ không đáp ứng quy định. Đồng thời đưa ra lộ trình áp dụng truy xuất nguồn gốc bắt buộc đối với từng nhóm ngành hàng.
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3