Kỳ 3: Áp dụng công nghệ chống sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giả


(CHG) Sự việc rau chợ được “đội lốtrau sạch dán tem VietGap bán vào siêu thị Winmart và Tiki ngon vừa qua đã khiến người dân lo lắng, nghi ngờ về các sản phẩm sạch như rau hữu cơ, rau sạch... Do đó, việc áp dụng công nghệ quản lý vào sản xuất nông nghiệp là lựa chọn phù hợp để bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm hữu cơ.
Cần thiết phải áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Ngày 31/8/2021, tại Diễn đàn “Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm chế biến” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, đã là dịp đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ (29/8/2018) về nông nghiệp hữu cơ. Tại diễn đàn này đã ghi nhận cả nước có 57/63 tỉnh, thành phố triển khai nông nghiệp hữu cơ.
Tính đến cuối năm 2021, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ của nước ta đạt trên 174 ngàn ha, tăng 47% so với năm 2016, đứng thứ 9/10 quốc gia có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất châu Á. Trong đó, diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt hơn 63 ngàn ha; diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ hơn 100 ngàn ha; diện tích thu hái tự nhiên nông nghiệp hữu cơ hơn 12 ngàn ha.
Nông nghiệp canh tác theo hướng hữu cơ là một chủ trương đúng đắn
Trên phạm vi cả nước, đã có 90% các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích sản xuất hữu cơ, tạo động lực để phát triển sản xuất, doanh nghiệp. Cả nước đã có trên 17 ngàn nhà sản xuất; 555 nhà máy chế biến; 60 nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ,... nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của nước ta đạt 225 triệu USD/năm; xuất khẩu tới 180 nước trên thế giới.
Từ hoạt động thực tiễn, số lượng các mô hình sản xuất và liên kết sản xuất, tiêu thụ theo quy trình canh tác hữu cơ tăng nhanh, qua đó nâng cao chất lượng nông sản hữu cơ so với canh tác theo phương thức truyền thống.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ của ta vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình, chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
Trong một thời gian dài, các ngành sản xuất của Việt Nam chủ yếu xuất hàng thô sang các nước láng giềng và khu vực, nên lợi nhuận đem lại còn hạn chế. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và tất cả các khâu, các bước trong quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, đưa ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
Để đạt hiệu quả, bằng nhiều hình thức phù hợp, cần chú trọng khai thác các điểm thông tin khoa học công nghệ cơ sở để cập nhật thông tin, mô hình mới về nông nghiệp hữu cơ, từng bước vận dụng và nhân rộng trong sản xuất. Trước mắt, cần nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam với cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có tính khả thi cao và tận dụng ưu thế vùng, miền, địa phương để phục vụ nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Cùng với đó, cần xác định khoa học công nghệ là then chốt phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững. Từ đó, đầu tư có trọng tâm khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, như: Áp dụng công nghệ sinh học, cải tiến quy trình canh tác, chăn nuôi hữu cơ, nghiên cứu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, có khả năng chống chịu với dịch bệnh, phù hợp với quy trình canh tác hữu cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Như vậy, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp canh tác theo hướng hữu cơ là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Định hướng này giúp chúng ta thúc đẩy hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Từ đó, các sản phẩm hữu cơ đều có thể truy suất được nguồn gốc, nhằm nâng cao hiệu quả đưa sản phẩm ra thị trường, góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân.
Áp dụng khoa học chống sản phẩm nông nghiệp giả
Trước hết, cần thực hiện đa dạng hóa các tổ chức chứng nhận nông nghiệp hữu cơ trong nước và quốc tế. Đây cũng là vấn đề bức xúc trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục khảo sát thực tế về tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện tiêu chuẩn TCVN 11041:2015 - Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm sản xuất theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng yêu cầu thực tế toàn cầu và dự báo xu thế thời đại phù hợp với tiêu chẩn quốc tế.
Áp dụng công nghệ chống sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giả
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, để đảm bảo nguồn lương thực cho dân số thế giới thì sản lượng của ngành nông nghiệp phải tăng thêm 60% vào năm 2030. Điều này đòi hỏi người nông dân, cũng như nhà sản xuất thực phẩm cần đón nhận các xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong nông nghiệp, bằng cách sử dụng công nghệ như một nguồn tài nguyên bền vững, đưa nông nghiệp lên một tầm cao mới.
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có thể thấy, 5 công nghệ tiên tiến đang được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp thông minh ở nước ta.
Một là, sử dụng ứng dụng cảm biết kết nối vạn vật (Io Sensor): Các thiết bị cảm biến được kết nối với các thiết bị thông minh, được điều khiển tự động trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu và cải thiện khí hậu trong nhà kính.
Hai là, sử dụng công nghệ mã vạch kép để quản lý quá trình sản xuất từ đầu vào, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, nguồn gốc xuất xứ cho đến đầu ra của các sản phẩm chuyên dùng.
Cùng với đó, các giải pháp IoT hầu hết tập trung vào việc giúp người nông dân tiếp cận với chuỗi cung ứng sản xuất nhanh và dễ dàng hơn, bằng cách đảm bảo năng suất, tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường.
Các phân tích kinh doanh đã chỉ ra rằng, số lượng thiết bị IoT trong ngành nông nghiệp toàn cầu chạm ngưỡng 70 triệu chiếc trong năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng 20% hàng năm. Quy mô của nông nghiệp thông minh toàn cầu được dự đoán sẽ tăng gấp 3 lần trước năm 2025, ở mức 15,3 tỷ USD (so với 5 tỷ USD vào năm 2016).
Ba là, sử dụng công nghệ vật liệu mới như khung nhựa polymer có độ bền hơn thay thế khung thép nặng; kính được thay bằng các micar trong suốt có độ bền cao mà không bị vỡ; các vòi phun nước, phun sương bằng nhựa cao cấp thay vòi đồng và thép bị han rỉ; các giàn và chậu trồng cây được thay bằng các hố nhựa, chậu nhựa với giá cả hợp lý, bền và nhẹ hơn.
Sử dụng các giá thể nhẹ với đất tơi xốp, chứa nhiều dinh dưỡng đã được xử lý để thay cho đất trồng cây thông thường, tránh sâu bệnh; hoặc dùng công nghệ thủy canh, khí canh, nhằm cách ly môi trường tự nhiên.
Bốn là, sử dụng hệ thống đèn LED đồng bộ trong canh tác kỹ thuật cao (để tối ưu hóa quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng) thay thế cho đèn chiếu sáng bình thường nhằm tiết kiệm điện năng và tăng hiệu suất quang hợp. Sử dụng tế bào quang điện (solar cells) nhằm sử dụng hiệu quả không gian, giảm chi phí năng lượng hầu hết các thiết bị trong trang trại/doanh nghiệp hay các vườn lớn được cung cấp điện mặt trời và các bộ pin điện mặt trời.
Sử dụng các thiết bị bay không người lái và các vệ tinh thu thập dữ liệu của các trang trại nhà vườn để phân tích và đưa ra khuyến nghị nhằm quản lý trang trại tốt hơn.
Hiện nay, ngành nông nghiệp đã cập nhật thiết bị bay không người lái để gieo hạt giống, phun thuốc trừ sâu, phun phân bón, vẽ bản đồ các thửa ruộng, dự báo tình trạng lở đất, phá rừng, cháy rừng,… Sử dụng thiết bị tưới tiêu tự động hóa phun sương khi nhiệt độ trong vườn quá cao và độ ẩm xuống thấp.
Cùng với đó, sử dụng công nghệ robot và tự động hóa trong sản xuất, thu hoạch và chế biến thay cho con người. Những con robot trong lĩnh vực nông nghiệp đang gia tăng năng lực sản xuất cho nông dân bằng nhiều cách khác nhau. Ở các trang trại bò sữa, robot được sử dụng để vắt sữa. Liên minh Châu Âu dự báo rằng, có khoảng 50% tổng đàn gia súc châu Âu sẽ được vắt sữa bằng robot vào năm 2025.
Năm là, sử dụng công nghệ sinh học tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới. Áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu,… Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra phần mềm, máy móc để thu thập thông tin kết nối vạn vật, xử lý dữ liệu lớn (big data) để đưa ra các phương án quản lý sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ một cách an toàn từ vườn sản xuất đến bàn ăn.
Bên cạnh đó, Thạc sĩ Nguyễn Thế Tiệp - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật chống hàng giả cho biết: Cần áp dụng truy xuất nguồn gốc để giải quyết vấn đề minh bạch thông tin về sản phẩm. Là một khâu trong quản lý chất lượng, do đó khi áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thì có thể quản lý chất lượng, quản lý quy trình sản xuất chế biến tốt hơn. Và giúp quảng bá và giữ vững thương hiệu, chống hàng giả, hàng nhái, chống gian lận thương mại, không bị chia sẻ thị phần với hàng giả, hàng nhái.
Thông qua tem truy xuất nguồn gốc và thiết bị cầm tay di động giúp người tiêu dùng bình thường trở thành người tiêu dùng thông thái. Và giúp nhà sản xuất quản lý được sản phẩm trong chuỗi cung ứng, nâng tầm cho sản phẩm, giúp củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta cho thấy, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất là yêu cầu cấp bách, đồng thời góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất, kinh doanh, chống hàng giả. Qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, từng bước tạo được sự tin cậy vào chất lượng sản phẩm của nhân dân trong nước và vươn ra thị trường quốc tế.
Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3