Mở rộng thị trường tiêu thụ trái cây tại các tỉnh miền Bắc


(CHG) Hiện nay, nông sản của các địa phương tại các tỉnh miền Bắc đã bước vòa vụ thu hoạch chính. Để khơi thông đầu ra cũng như đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cho nông sản, các địa phương đã và đang đẩy mạnh các giải pháp kết nối cung cầu, xây dựng, quảng bá thương hiệu nông sản, chú trọng mở rộng kênh phân phối trên các sàn thương mại điện tử, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Năm nay vải thiều Bắc Giang sinh trưởng và phát triển tốt. Mùa vụ 2022, sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt khoảng 180.000 tấn, trong đó, vải thiều sớm khoảng 6.750ha, sản lượng khoảng 60.000 tấn; vải thiều chính vụ khoảng 21.250ha, sản lượng khoảng 120.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải thiều sớm từ 20-5 và vải thiều chính vụ thu hoạch từ 10-6 tới 25-7. Chất lượng, sản lượng vải thiều nâng cao là tin vui đối với tỉnh Bắc Giang nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với vấn đề bảo đảm tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân.

Vải thiều Bắc Giang được mùa  Ảnh: VĂN THƯƠNG

Vải thiều Bắc Giang được mùa Ảnh: VĂN THƯƠNG

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ông Phan Thế Tuấn cho biết, tỉnh đã lên kế hoạch tiêu thụ vải thiều năm 2022. Trong đó dự kiến tiêu thụ 108.000 tấn (60%) ở thị trường trong nước thông qua các hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn, các chợ đầu mối; tiêu thụ 72.000 tấn (40%) tại thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... Để hoàn thành mục tiêu này, ngay từ đầu vụ, UBND tỉnh đã giao sở công thương xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều với nhiều nội dung mới, phù hợp với diễn biến của dịch Covid-19 và tình hình thị trường trong nước, thế giới. Đặc biệt, phát huy thành công của việc tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử trong năm 2021, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang được giao nhiệm vụ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân, hợp tác xã mở gian hàng để sẵn sàng tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử lớn trong thời gian tới.

Ồ ạt lên sàn thương mại điện tử

Ngoài vải thiều Bắc Giang, nhiều nông sản đặc sản như mận hậu, xoài, dâu tây, bưởi, chuối, hồng giòn, bơ, nhãn lồng, bí xanh... của các tỉnh Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn... cũng đang chuẩn bị bước vào thu hoạch chính vụ. Bên cạnh sự chủ động của các địa phương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế, Bộ Công Thương cũng đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tìm đầu ra cho nông sản. Theo đó, đơn vị này đã có công văn gửi các sàn thương mại điện tử lớn gồm Sendo, Voso, Postmart, Shopee, Tiki, Lazada... về việc hướng dẫn, phối hợp và tổ chức kết nối, triển khai các phương án phân phối đặc sản địa phương, sản phẩm nông sản, trái cây vào vụ thu hoạch trên môi trường trực tuyến. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo, hướng dẫn các hộ dân cách đăng ký gian hàng, cách thức bán hàng, đăng bán sản phẩm, quản lý đơn hàng...

Hiện các sàn thương mại điện tử Sendo, Voso, Postmart đã ra mắt các gian hàng hoa quả nhiệt đới, lễ hội nông sản rực rỡ chào hè với các lựa chọn đa dạng, nguồn gốc rõ ràng, giá thành ưu đãi. Nông sản được đặt mua trên các sàn đều được bảo đảm chính gốc từ vườn, ngon sạch tự nhiên, đóng hộp đúng quy chuẩn trên thương mại điện tử và vận chuyển cẩn thận đến tay khách hàng được tươi ngon nhất. Theo ông Phan Trọng Lê, Trưởng ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, lượng truy cập vào sàn Postmart và lựa chọn mua các sản phẩm nông sản trái cây, đặc sản chính vụ của các địa phương tăng mạnh. Như vậy, có thể thấy rằng, việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của địa phương trên thương mại điện tử đang tạo ra thói quen tiêu dùng mới bởi sự tiện lợi khi mua sắm và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, Bộ Công Thương luôn đồng hành cùng các địa phương đẩy mạnh hoạt động kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản đến vụ ở cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế, lấy thị trường trong nước làm nền tảng, phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng đưa ra khuyến nghị các địa phương đẩy mạnh phát triển chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị, sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam.

Còn lại: 1000 ký tự
Nhận lãi gấp hàng chục lần nhờ công cụ ‘Super Sinh Lời’ trên VPBank NEO

​(CHG) Với "Super Sinh Lời" vừa ra mắt, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra giải pháp sinh lời một cách tự động, linh hoạt khi tiền gốc và lãi được trả về tài khoản mỗi ngày, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và quản lý. Mức lợi suất tới 3,5%/năm cũng gấp hàng chục lần so với chỉ để tiền trong tài khoản như thông thường.

Xem chi tiết
Thảo luận về công tác chống hàng giả, gian luận thương mại

(CHG) Ngày 06/3/2025, tại Công viên Phần mềm Quang Trung (TP.HCM) đã diễn ra buổi thảo luận và phối hợp trong công tác chống hàng giả và gian lận thương mại.

Xem chi tiết
TKV triển khai Dự án mở rộng, nâng công suất mỏ đồng Sin Quyền

(CHG) Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững", TKV sẽ triển khai mở rộng, nâng công suất mỏ đồng Sin Quyền.

Xem chi tiết
TKV đề xuất tăng cường tính tự chủ cho doanh nghiệp

​(CHG) Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đề xuất, cần tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp để khai phóng nguồn lực, nỗ lực đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng.

Xem chi tiết
TKV đẩy mạnh đầu tư 5 năm tới, gấp 3 lần giai đoạn 2021-2025

(CHG) Trong số các dự án TKV dự kiến đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động giai đoạn 2026-2030, đáng chú ý có dự án Tổ hợp bauxite - alumin Nhân Cơ tại Đắk Nông, Nhà máy sản xuất Amoniac tại Thái Bình, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II.

Xem chi tiết
2
2
2
3