Tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc


(CHG) Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đề nghị phía Vân Nam (Trung Quốc) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch, đặc biệt là các sản phẩm như: sầu riêng, khoai lang tím, yến sào.

Toàn cảnh hội nghị.

Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam-Trung Quốc (Vân Nam) vừa được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Thương mại Vân Nam tổ chức chiều ngày 17/2.

Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhận định: Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 nhưng hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại và thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tỉnh Vân Nam có vai trò rất lớn trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Vân Nam có chung đường biên giới với 4 tỉnh phía bắc của Việt Nam, gồm: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên. Đồng thời là cửa ngõ giao thương quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. 

Cửa ngõ quan trọng

Với vị trí thuận lợi nêu trên, tỉnh Vân Nam là cầu nối hữu hiệu cho hàng hóa của Việt Nam tiến sâu, vươn xa đến các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam của Trung Quốc và là cửa ngõ quan trọng đưa các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc thông qua Việt Nam đến với thị trường khu vực ASEAN giàu tiềm năng.

"Tuy có vị trí, vai trò quan trọng và thị trường đầy tiềm năng với dân số 47 triệu người nhưng hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam với Vân Nam còn chưa tương xứng. Năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam – Vân Nam mới chỉ đạt 3,2 tỷ USD, chiếm tỉ trọng còn rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc", ông Vũ Bá Phú nói. 

Để tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam trong thời gian tới, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cũng đề xuất:

Hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai thực chất và hiệu quả Bản ghi nhớ giữa Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam thông qua việc xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại với nhiều hình thức đa dạng.

Hai bên khuyến khích và tích cực tổ chức doanh nghiệp tham dự các hoạt động hội chợ, triển lãm lớn, có uy tín được tổ chức tại mỗi bên để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu và kết nối, giao thương.

Các đại biểu tham dự thử sản phẩm tại Hội nghị

Tạo điều kiện xuất khẩu chính ngạch nông sản

Cục Xúc tiến thương mại cũng đề nghị phía Vân Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch đặc biệt là các sản phẩm như sầu riêng, khoai lang tím, yến sào.

"Về phía Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại sẵn sàng phối hợp với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam và các địa phương của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Vân Nam và các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam (Trung Quốc) sang nước thứ 3 qua các cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh", ông Vũ Bá Phú khẳng định.

Đồng tình với ý kiến của Cục Xúc tiến thương mại, ông Lý Thần Dương, Giám đốc Sở Thương mại Vân Nam nhìn nhận: Năm 2023 là năm quan trọng để Trung Quốc và Việt Nam thực hiện tuyên bố chung, sâu sắc hoá việc trao đổi và hợp tác. Tỉnh Vân Nam sẵn sàng cùng các vị lãnh đạo cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam cùng nhau thực hiện nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo hai bên; đưa ra các kiến nghị hợp tác để cung cấp thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp hai nước cùng nhiều loại cơ hội phát triển.

Để tăng cường hơp tác thương mại hai bên, ông Lý Thần Dương cũng đề nghị: Đầu tiên, tăng cường các chuyến giao lưu trao đổi song phương. Thông qua các chuyến thăm giữa hai bên, đặc biệt là các chuyến thăm cấp cao, thúc đẩy sự bền vững trong quan hệ hợp tác hữu nghị song phương, thúc đẩy trao đổi giữa doanh nghiệp hai bên thành trạng thái thường xuyên.

Thương mại hai bên có tiềm năng và không gian rộng lớn, do vậy khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hơn nữa thương mại song phương. Đối với Vân Nam, cần mở rộng nhập khẩu từ Việt Nam, nhất là nông sản nhiệt đới, trái cây cũng hy vọng doanh nghiệp Việt Nam tích cực tìm hiểu thị trường, mở rộng xuất khẩu sang Vân Nam.

Hiện, tỉnh Vân Nam đã thành lập Văn phòng đại diện thương mại Vân Nam tại Hà Nội nhằm cung cấp thêm thông tin về triển khai hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam cho doanh nghiệp Vân Nam, thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/tao-thuan-loi-cho-nong-san-viet-nam-xuat-khau-sang-trung-quoc-102230218083513951.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Giải quyết mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

​CHG - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm xây dựng một đất nước dân chủ, kỷ cương và phục vụ nhân dân. Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, ngày 9-11-2022, “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” là phương thức thể hiện quan điểm ấy của Đảng.

Xem chi tiết
Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng - Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra

​CHG - Tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng là một trong “bốn kiên định” thuộc quan điểm chỉ đạo phải quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng qua gần 40 năm đổi mới đã giúp Đảng không ngừng nâng cao bản lĩnh, sức chiến đấu, đứng vững trước những biến động nhanh chóng của thời cuộc và đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng thời gian qua.

Xem chi tiết
Đánh giá những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư tại thành phố Hải Phòng

Đề tài Đánh giá những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư tại thành phố Hải Phòng do ThS. Phạm Thị Ngọc Mai (Khoa Tài chính Ngân hàng và Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam: tiếp cận từ mô hình trọng lực

Đề tài Tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam: tiếp cận từ mô hình trọng lực do Lương Thị Minh Thu1 - Bùi Thị Ngọc Tú1 - Phạm Thị Thu Thủy1 - Vũ Quỳnh Trang1 - TS. Nguyễn Thị Thu Hiền2 (1Sinh viên K57F5, Trường Đại học Thương mại - 2Giảng viên, Trường Đại học Thương mại) thực hiện.

Xem chi tiết
Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên

Đề tài Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên do TS. Nguyễn Ngọc Trang 1- CN Trần Trung Tín1 - CN Hoàng Sơn Hiếu1 - TS. Lê Ngọc Nương2 (1Viện Khoa học Xã hội Liên ngành - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành - 2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3