(CHG) Nhiều năm qua, người tiêu dùng cả nước dường như đã quá quen với những cửa hàng mang thương hiệu “Nón Sơn” nổi bật giữa các góc phố trung tâm. Trải qua 26 năm phát triển, Nón Sơn đã bền bỉ và nỗ lực để vươn lên trở thành là một thương hiệu chất lượng.
Trụ sở chính của Công ty Nón Sơn
Câu chuyện thương hiệu màu hồng tím
Những đồn đại xung quanh thương thiệu Nón Sơn đã xuất hiện từ lâu, nhưng những người trong cuộc thật sự không mấy bận lòng. Bởi thực tế, thương hiệu Nón Sơn vẫn được người tiêu dùng đón nhận và dần quen thuộc trên thị trường.
Ban giám đốc và tập thể công ty ngay từ lúc khởi nghiệp cho đến bây giờ vẫn luôn nỗ lực để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của mình: Sản xuất ra sản phẩm nón thời trang chất lượng để phục vụ khách hàng, quyết liệt phối hợp với các cơ quan chức năng truy bắt đến cùng những cơ sở, cá nhân sản xuất hàng nhái, hàng giả thương hiệu Nón Sơn để bảo vệ uy tín của thương hiệu.
Ông Nguyễn Ngọc Tý - Giám đốc điều hành công ty TNHH Thời trang Nón Sơn
Ông Nguyễn Ngọc Tý (Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn) chia sẻ những “bí ẩn” của Nón Sơn sau 26 năm tồn tại và phát triển: Năm 1995, lần tìm mãi không mua được một chiếc nón đi biển ưng ý cho vợ, ông Trần Anh Sơn và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Hà đã nảy ra ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh mũ nón thời trang.
Trong những năm đầu, vợ chồng ông Sơn nhập hàng ở tất cả các nước mang về bán. Nhưng thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng nón ở trong nước có nhiều khác biệt mà hàng nước ngoài không đáp ứng được.
Với sẵn năng khiếu về thẩm mỹ và kinh nghiệm thị trường, họ đã đầu tư vào sản xuất và luôn tung ra thị trường những kiểu dáng nón, cùng với chất lượng và màu sắc đa dạng phong phú rất thích hợp với điều kiện thời tiết, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
Một góc xưởng sản xuất của Công ty Nón Sơn
Ngày 28/3/1996, cửa hàng chuyên bán nón thời trang đầu tiên tại TP.HCM và Việt Nam ra đời tại đường Hai Bà Trưng, TP.HCM. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thời trang, nên ngay khi được ngỏ lời tham gia điều hành Nón Sơn, ông Nguyễn Ngọc Tý đã đồng ý.
Cái bắt tay khi ấy là lời cam kết cùng nhau đưa Nón Sơn trở thành đơn vị đầu tiên định hình thị trường chuyên về nón tại Việt Nam, đồng thời phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Đó là lý do mà theo ông Tý “chấp nhận cả việc lỗ vốn” khi bắt tay vào kinh doanh.
Nếu có dịp đến một cửa hàng của Nón Sơn, khách hàng sẽ thấy mọi thứ thật bắt mắt ngay từ cổng chào với logo và màu hồng đặc trưng, bên trong được bày biện ngay ngắn nhiều mẫu mã đủ sắc màu, xinh xắn.
Được biết, từ điểm bán đầu tiên đến nay, Nón Sơn đã có khoảng hơn 200 cửa hàng trên toàn quốc, trong đó có khoảng 30% đặt tại các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM.
Tất cả các cửa hàng đều tự kinh doanh (không nhượng quyền). Các cửa hàng phần lớn được đặt ở vị trí trung tâm, có diện tích trung bình tầm 30m2. Ông Tý lý giải, mọi nỗ lực trong xây dựng chiến lược, sản xuất, kinh doanh đều thể hiện đẳng cấp của thương hiệu.
Một góc xưởng sản xuất của Công ty Nón Sơn
Sự bền bỉ chứng tỏ được đẳng cấp ấy đã khiến Nón Sơn bị bủa vây bởi những lời đồn đại như: Không có quá nhiều khách nhưng Nón Sơn vẫn có thể chi trả mức phí mặt bằng cao; hay vì sao lại thuê được và mở rộng quá nhiều cửa hàng ở những vị trí đắt đỏ… phải chăng là một tổ chức nào đó đang muốn rửa tiền; phải chăng đây chỉ là bức bình phong để hoạt động kinh doanh bất động sản…
Thay vì giải thích, Nón Sơn vẫn tiếp tục bảo vệ thương hiệu và hình ảnh theo cách của riêng mình. Những cửa hàng màu hồng với logo 2 chiếc nón úp vào nhau vẫn tồn tại qua bao mùa mưa nắng đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa thương mại ở Sài Gòn.
Nón Sơn vẫn đón nhận “gu” khách hàng riêng biệt với giá thành không hề rẻ, bởi từng chiếc nón được làm bằng những nguyên vật liệu cao cấp, cùng sự tỉ mẩn, chuyên nghiệp của người thợ lành nghề.
Năm 2007, khi Chính phủ quy định người đi xe máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, Nón Sơn chuyên sản xuất mũ nón thời trang cũng gặp phải cú sốc lớn khi chứng kiến cảnh tượng đìu hiu tại các chuỗi cửa hàng.
Nhưng khó khăn đó đã trở thành động lực khiến họ một lần nữa chứng tỏ sự chuyên tâm với nghề đã chọn. Cả một tập thể bắt tay vào xoay chuyển tình thế, bên cạnh việc tiếp tục cho ra những mẫu mã nón thời trang phù hợp thị hiếu, mở rộng cả sang nón kết, Nón Sơn còn kiêm thêm sản xuất mũ bảo hiểm (MBH).
Cho đến nay, khách hàng đã biết đến một Nón Sơn với đa dạng sản phẩm thích hợp cho mọi lứa tuổi với các phong cách thời trang khác nhau.
Hẳn ít ai biết rằng, ngoài vai trò tổng giám đốc, hiện nhà sáng lập Nón Sơn chỉ tập trung thiết kế mẫu, toàn bộ điều hành cũng như trả lời báo chí đều giao cho ông Nguyễn Ngọc Tý - Giám đốc điều hành Nón Sơn. Tuy nhiên, hầu hết những lần tiếp xúc với giới truyền thông, ông Tý và cả Nón Sơn chỉ xuất hiện trong các cuộc chiến chống hàng gian, hàng giả, hàng nhái.
Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Ngọc Tý cho biết: Nón Sơn cũng từng có giai đoạn tung ra các chương trình quảng cáo để quảng bá thương hiệu, nhưng về sau công ty đã dần thay đổi cách thức. “Thay vì một năm chi 10 tỉ đồng cho quảng cáo, chúng tôi sử dụng tài khoản đó thực hiện các chương trình khách hàng trực tiếp”. Điều đó lý giả vì sao các chương trình khuyến mãi “mua 1 tặng 1” được dán khắp các cửa hàng của Nón Sơn hầu như quanh năm. Đó là một phương thức kinh doanh khá đặc biệt mà Nón Sơn đã lựa chọn.
Một góc xưởng sản xuất của Công ty Nón Sơn
Không đầu hàng với nạn hàng giả, hàng nhái
Theo ông Nguyễn Ngọc Tý, để bảo vệ uy tín của một thương hiệu, nên xuyên suốt nhiều năm qua, công ty luôn chú trọng vào công tác phòng chống hàng nhái, hàng giả. Số liệu báo cáo được đưa ra, chỉ trong vòng một năm tính đến tháng 1/2022, đã có hơn 30 ngàn cây vải giả thương hiệu Nón Sơn và hơn 121 ngàn sản phẩm giả mạo bị thu giữ.
Con số này phần nào đó chứng tỏ được thương hiệu Nón Sơn trên thị trường, cho thấy sức hút của thương hiệu khi các đơn vị, cá nhân “nhắm” vào làm giả nón, MBH nhãn hiệu Nón Sơn. Dùng tên thương hiệu về một sản phẩm chất lượng để bán với giá rẻ để thu lợi nhuận phi pháp. Trong khi đó, để làm 1 chiếc MBH sơn mài của Nón Sơn hiện có giá đến 10 triệu đồng, họa sĩ chỉ vẽ được 2 cái/1 tháng. Đó là chưa kể toàn bộ nguyên phụ liệu để sản xuất thành phẩm tại Nón Sơn đều được nhập khẩu.
Mới đây, Công an quận Bình Tân (TP. HCM) đã phát hiện một vụ sản xuất, buôn bán hàng giả nhãn hiệu Nón Sơn tại phường An Lạc. Tang vật thu giữ là hơn 300 MBH thành phẩm nghi vấn giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ nhãn hiệu Nón Sơn, nên cơ quan chức năng đã liên hệ với công ty yêu cầu phối hợp làm rõ.
Ông Nguyễn Ngọc Tý cho hay, việc phát hiện cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm giả nhãn hiệu Nón Sơn nhiều năm qua diễn ra khá rầm rộ. Ít thì vài trăm chiếc, nhiều thì vài ngàn, thậm chí vài chục ngàn chiếc. Có những nơi còn đầu tư nguyên cả máy móc thiết bị hiện đại để làm ra sản phẩm “nhái” nhãn hiệu Nón Sơn.
Chẳng hạn như, Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM đã đồng loạt bắt quả tang một đường dây sản xuất và tiêu thụ nón kết vải, giả nhãn hiệu Nón Sơn với số lượng “khủng”. Tang vật thu giữ lên đến hơn 30 ngàn thành phẩm, tương ứng với giá trị thật khoảng 38 tỷ đồng.
Vụ kinh doanh MBH giả nhãn hiệu Nón Sơn quy mô lớn được phát hiện tại căn nhà số 945/8 Nguyễn Ảnh Thủ, tổ 1, khu phố 8, phường Tân Chánh Hiệp do Ninh Thiện Thạch (SN 1993, quê Lâm Đồng, trú tại địa chỉ trên) thuê để làm nơi ở và kinh doanh. Tại đây, lực lượng công an đã phát hiện bên trong căn nhà 3 tầng lầu chứa khoảng 4.200 MBH được đối tượng mua lại để kinh doanh, mua bán qua mạng xã hội.
Không chỉ phát hiện mua bán hàng giả, hàng nhái sản phẩm giả nhãn hiệu Nón Sơn, Phòng Cảnh sát kinh tế công an TP.HCM phối hợp với công ty phát hiện nhiều cơ sở sản xuất hàng giả nhãn hiệu quy mô lớn. Đơn cử là vụ phát hiện một kho hàng khoảng 1000m2 trên địa bàn quận Bình Tân đang sản xuất hàng ngàn MBH giả nhãn hiệu Nón Sơn.
Tại đây, việc đầu tư máy móc, trang thiết bị cũng như quy trình sản xuất hàng giả diễn ra rất tinh vi, chuyên nghiệp. Mỗi ngày, cơ sở này có thể “xuất” ra thị trường 4 đến 5 ngàn MBH giả nhãn hiệu Nón Sơn. Được biết, tổng giá trị hàng hóa bị tạm giữ tại cơ sở nói trên lên đến hàng chục tỷ đồng. 8 đối tượng đã được đưa về trụ sở để điều tra, làm rõ.
Xưởng sản xuất MBH giả nhãn hiệu Nón Sơn được đầu tư bài bản bị phát hiện
Quyết liệt bảo vệ thương hiệu
Trước thực trạng sản phẩm thường xuyên bị làm nhái, làm giả như vậy, đại diện cho một doanh nghiệp đặt nặng uy tín và chất lượng như Nón Sơn luôn chất chồng nỗi lo. Thiệt hại lúc này không còn là vật chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng thương hiệu. Vì vậy, hơn ai hết, đại diện Công ty Nón Sơn, ông Nguyễn Ngọc Tý chưa bao giờ bỏ cuộc trong cuộc chiến phòng, chống hàng gian, hàng giả.
Bên cạnh phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện ra các đường dây sản xuất, kinh doanh sản phẩm giả nhãn hiệu Nón Sơn, ông Nguyễn Ngọc Tý cho hay, trong công ty cũng có những “trinh sát” chuyên làm nhiệm vụ đặc biệt, nhằm tìm ra tận “hang ổ” của các đối tượng kiếm sống bằng hành vi phi pháp, từ đó sẽ cùng với lực lượng công an điều tra, xử lý đến cùng.
Chưa bao giờ chịu ngồi yên, đó chính là lý do khiến ông Tý luôn có mặt trên “mọi mặt trận” để cùng lực lượng chuyên trách phát hiện và xử lý các vụ làm nhái, làm giả sản phẩm nhãn hiệu. Trong số đó, có vụ xử lý hình sự, có vụ chỉ bị xử lý hành chính. Theo ông Tý, điều này rõ ràng trong chế tài xử phạt hàng gian, hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe nên đã có nhiều trường hợp tái phạm, là cơ hội cho các đối tượng khác hoạt động phi pháp.
Do vậy, không còn cách nào khác, Công ty Nón Sơn phải tự bảo vệ thương hiệu của chính mình, quyết liệt “chiến đấu” đến cùng với nạn hàng nhái, hàng giả nhằm bảo đảm nguồn sống của hơn 1.000 công nhân.
Tọa lạc trên khu đất hơn 14.000m2 tại huyện Hóc Môn, TP.HCM, hiện Công ty Nón Sơn tiếp tục mở rộng khu vực sản xuất. Thông tin từ phía công ty, đến năm 2025 sẽ mở rộng mạng lưới kinh doanh khoảng 400 đến 500 cửa hàng trên khắp cả nước.
Câu chuyện về Nón Sơn chắc chắn tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng triết lý kinh doanh đặt nặng hai chữ “chất lượng” và hành trình chống hàng giả, hàng nhái không khoan nhượng của Nón Sơn sẽ vẫn vẹn nguyên như lúc đầu.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết