Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế nông thôn


(CHG) Tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đi “từ không đến có”
Tỉnh Trà Vinh có thế mạnh về nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 79,05%/diện tích tự nhiên (diện tích tự nhiên 234,115ha). Từ đó, có thế mạnh về phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, có nguồn nguyên liệu nông - thủy sản có sẵn và phong phú; ngành nghề phát triển đa dạng. Nuôi thủy sản, cây ăn trái, chế biến, bảo quản nông sản, đan đác, dệt chiếu, thảm lác, tơ xơ dừa... có lịch sử phát triển lâu đời.
Bên cạnh đó, tỉnh có 13 làng nghề, tạo lượng sản phẩm lớn cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Qua đó, những sản phẩm đạt OCOP, nhất là sản phẩm 3, 4 sao trở lên, được tham gia vào các siêu thị, nhà hàng, xúc tiến thương mại…
Xác định Chương trình OCOP có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, năm 2018, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Bánh tét Hai Lý - sản phẩm đặc sản Trà Vinh
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, qua gần 5 năm thực hiện Chương trình OCOP, Trà Vinh đã đi “từ không đến có”. Đến nay, toàn tỉnh đã có 104 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP. Đây là kết quả bước đầu, tạo sức lan tỏa, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, tăng giá trị sản phẩm.
Đáng chú ý, các chủ thể tham gia Chương trình đã nâng lên về nhận thức, năng lực sản xuất, nhất là về quản trị kinh doanh, tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, tiếp cận thị trường... Nhiều cơ sở mạnh dạn đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, xây dựng quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng, hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu, bao bì nhãn mác đảm bảo hợp quy. Đây là nền tảng quan trọng trong thực hiện Chương trình trong giai đoạn tới.
Ông Nguyễn Quỳnh Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, yêu cầu của tỉnh là phát triển mạnh mẽ sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững.
Do đó, các sở, ngành và địa phương trong tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở có sản phẩm để các chủ thể tham gia Chương trình, từng bước nâng số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh.
Ngoài ra, sẽ xem xét giải quyết các đề xuất hỗ trợ của các chủ thể (nếu đề xuất đáp ứng yêu cầu quy định) để từng bước nâng chất sản phẩm trong thời gian tới. Tỉnh cũng sẽ chú trọng tổ chức trưng bày, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đạt OCOP; thường xuyên tổ chức đưa các sản phẩm đi xúc tiến thương mại ngoài tỉnh.
Mỗi năm phát triển từ 30 sản phẩm OCOP mới
Được biết, hiện nay nhiều chủ thể OCOP tại Trà Vinh đã tích cực mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, tăng cường quảng bá thương hiệu và đưa sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử và đang được thị trường đón nhận tích cực.
“Thời gian tới, tỉnh Trà Vinh tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP, tiếp tục rà soát vùng nguyên liệu để phát huy tiềm năng ở các lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp, du lịch, làng nghề, làm sao xây dựng đạt về số lượng sản phẩm OCOP. Dự kiến hàng năm, tỉnh phát triển từ 30 sản phẩm mới trở lên, đến năm 2025 toàn tỉnh cố gắng có trên 300 sản phẩm OCOP được công nhận”, ông Nguyễn Quỳnh Thiện cho biết thêm.
Công ty TNHH MTV Út Mừng phát triển quy trình sản xuất chỉ xơ dừa và các sản phẩm thủ công từ xơ dừa
Mục tiêu cụ thể được Trà Vinh đề ra là củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, cho các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỉnh sẽ hỗ trợ khoảng 30% chủ thể OCOP của hợp tác xã, 50% chủ thể OCOP của doanh nghiệp, công ty và hộ kinh doanh.
Đến năm 2025, tổng sản phẩm OCOP của Trà Vinh sẽ có khoảng 30% xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định. Có ít nhất 10% làng nghề trong tỉnh có sản phẩm OCOP và khoảng 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử…
Tỉnh đặt mục tiêu xây dựng 1 nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh; có ít nhất 1 dự án về dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch được hình thành triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng thương hiệu ít nhất 5 sản phẩm và khoảng 10 sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu.
UBND tỉnh Trà Vinh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan xây dựng hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình OCOP; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực. Chương trình OCOP thực hiện bảo đảm không trùng lắp, chồng chéo nội dung, nhiệm vụ và thường xuyên được tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh.
Theo ông Nguyễn Quỳnh Thiện, Trà Vinh đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho chương trình OCOP, giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP được tỉnh ưu đãi hỗ trợ tập trung cho các khâu mang tính thiết yếu như: Đầu tư trang thiết bị, dây chuyền máy móc sản xuất; hỗ trợ sản xuất nâng cao hạng sao sản phẩm; giới thiệu quảng bá và bán hàng OCOP.
Cụ thể, tỉnh hỗ trợ 50% chi phí cho cơ sở hoặc dự án để mua trang thiết bị, dây chuyền máy móc sản xuất sản phẩm OCOP, nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/cơ sở hoặc dự án. Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế bao bì nhãn mác sản phẩm OCOP, nhưng không quá 10 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ 50 triệu đồng cho cơ sở thuê hoặc xây dựng mới cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng cho sản phẩm OCOP hạng 3 sao được nâng lên hạng 4 sao; hỗ trợ 10 triệu đồng cho sản phẩm OCOP từ hạng 3 hoặc 4 sao lên hạng 5 sao; trường hợp sản phẩm đạt dưới 3 sao nhưng được nâng lên hạng 5 sao ngay từ lần xét duyệt đầu tiên được hỗ trợ 20 triệu đông/sản phẩm.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Trà Vinh năm 2022 (đợt 2). Theo tỉnh Trà Vinh đã công nhận 104 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 26 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 78 sản phẩm đạt hạng 3 sao của 74 chủ thể gồm: 49 hộ kinh doanh, 10 công ty, 3 doanh nghiệp và 11 hợp tác xã, 1 tổ hợp tác.
Các sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh gồm: Nước mắm Rươi của Doanh nghiệp tư nhân Phong Vinh (Phường 1, thị xã Duyên Hải); Mắm Bò hóc của Hộ kinh doanh Trần Thái Long (xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải); Gạo Hạt ngọc Châu Long của HTX Nông nghiệp- Thương mại và sản xuất dịch vụ Châu Hưng (xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành); Nước tương Mật hoa dừa của Công ty TNHH Trà Vinh Farm (xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần); Dừa Sáp sấy khô giòn tan, Sữa chua Dừa sáp sấy khô, Kẹo Chuối gân của Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè (xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè); Dầu Dừa nguyên chất - Kokofi của Cơ sở sản xuất Dầu dừa sạch Phương Huỳnh (Phường 7, TP. Trà Vinh)…

Nguồn: https://congthuong.vn/tra-vinh-phat-trien-san-pham-ocop-khoi-day-tiem-nang-loi-the-nong-thon-243875.html

Còn lại: 1000 ký tự
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3