Phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới


Tại Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam”, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam sẽ phát triển theo hướng bền vững trong tình hình mới: Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và chuyển đổi số mạnh mẽ.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương phát biểu tại Diễn đàn

Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp Việt Nam tham gia thành công và trở thành mắt xích quan trọng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều yếu tố làm nên thành công và nhiều ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam đã ghi dấu ấn khi liên tục giữ vị trí nhóm đầu trong kim ngạch xuất khẩu của thế giới, đưa Việt Nam vào trong nhóm 23 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới. 

Trong năm 2022, Bộ Công Thương đã công bố 281 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín với các mặt hàng Dệt may, Cà phê, Cao su, Chè các loại  Thủy sản, Gạo, Hạt điều, Hạt tiêu, Rau củ quả, Sữa, Thủ công mỹ nghệ sản phẩm từ gỗ, Sản phẩm cơ khí, Sản phẩm vật liệu xây dựng ... Đây là các doanh nghiệp sản xuất được hàng Việt Nam đạt tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính. Hàm lượng giá trị gia tăng và nội địa của sản phẩm xuất khẩu đã có nhiều cải thiện. 

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới
Điện thoại và linh kiện là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trong 11 tháng năm 2023 có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%). Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước như: Điện tử, máy tính và linh kiện (đạt 4,9 tỷ USD, tăng 20,2%); Điện thoại các loại và linh kiện (đạt 4,7 tỷ USD, tăng 3,9%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (đạt 4 tỷ USD, tăng 5%); gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 1,2 tỷ USD, tăng 1,6%); phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 1,1 tỷ USD, tăng 2,9%); thủy sản (đạt 800 triệu USD, tăng 1,4%); sắt thép (đạt 586 triệu USD, tăng 25,4%).

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới
Các sản phẩm thủ công của Craft Link được giới thiệu tại Diễn đàn

Tại thị trường trong nước, sau hơn 14 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hàng Việt Nam có thế mạnh (đặc biệt là hàng hóa thiết yếu, hàng tiêu dùng) đã, đang và tiếp tục bao phủ rộng khắp các mạng lưới phân phối từ các kênh phân phối truyền thống tới các hệ thống phân phối hiện đại. Theo báo cáo của các địa phương, trong hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp trong nước, hàng hoá sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng lớn từ 80 - 90% như Co.opmart (90%), Winmart (90%), BRG Retail (80-90%),...

Các hệ thống phân phối có vốn đầu tư nước ngoài như Aeon, Central Retail, MMMegaMarket, LotteMart… cũng có nhiều nỗ lực trong việc đóng góp cho cộng đồng nơi mở cơ sở kinh doanh bằng việc thu mua, hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm địa phương, đặc sản vùng miền (OCOP, hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hàng chủ lực của địa phương,…) và giữ tỷ lệ hàng Việt cao trong kênh phân phối của mình.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới
Hội chợ Kết nối sản phẩm OCOP tại các Trung tâm Bách hoá tổng hợp và Siêu thị AEON toàn quốc

Sự nỗ lực của các Bộ ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương trong các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam đã đóng góp vào việc duy trì mức tăng trưởng của thương mại trong nước và hỗ trợ đầu ra cho sản xuất trong nước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước đạt 552,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.667 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Thị trường trong nước đã đóng góp vào việc tăng trưởng các ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng như ngành sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản, góp phần tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.

Một số khó khăn và thách thức đối với việc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới

Khó khăn với hàng Việt Nam xuất khẩu

Theo Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, nên tình hình xuất nhập khẩu trong tháng cuối năm 2023 sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm, trong khi đó các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu do sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa, đặc biệt là đối với các ngành hàng như dệt may, da - giày, điện tử… chỉ cung ứng cho nhu cầu nội địa 10% sản lượng, 90% sản lượng còn lại là để xuất khẩu.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới
Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 của ngành dệt may có thể giảm mạnh

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đơn hàng nước ngoài giảm, thị trường trong nước sức mua không lớn, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, không dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng.

Ngoài ra, không khó để nhận thấy hàng loạt các quy định mới từ các thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian gần đây đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải sản xuất hàng hóa đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng cao về chất lượng, an toàn, truy suất nguồn gốc, sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn, có trách nhiệm với xã hội và môi trường của các thị trường nhập khẩu. Dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 của một số ngành hàng Việt Nam có thế mạnh sẽ giảm (như dệt may, da giày,…).

Cạnh tranh tại thị trường trong nước

Nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây cũng là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Tỷ trọng hàng ngoại nhập trong hệ thống phân phối, đặc biệt là kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, nhiều khả năng sẽ tăng lên trong thời gian tới. Các nền tảng số, thương mại điện tử đang ngày càng phát triển nhanh liên tục những năm qua và chiếm lĩnh thị trường với tốc độ tăng trưởng hơn 20%/ năm. Theo thống kê của Metric, trong 6 tháng đầu năm 2023, 3 nền tảng nước ngoài gồm Shopee, Tiktok Shop, Lazada đã chiếm 90% doanh thu của thị trường “số” ngày càng mở rộng tại Việt Nam (ước đạt 75,3 nghìn tỷ đồng).

Thông qua chương trình thương mại điện tử xuyên biên giới, kênh phân phối mới này có ưu thế vượt trội về nền tảng công nghệ, logistics, góp phần hỗ trợ cho hàng Việt Nam xuất khẩu trực tiếp đến người tiêu dùng ở nước ngoài, mặt khác cũng bán hàng trực tuyến và vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng Việt Nam nhiều hàng hóa nước ngoài có giá cả rất cạnh cạnh, hợp thị hiếu và xu hướng thời trang, có thời gian vận chuyển hàng hóa ngày càng rút ngắn.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới

Thương mại điện tử đang trở thành kênh phân phối quan trọng

Bên cạnh đó, nhiều chuỗi bán lẻ nước ngoài cả trực tuyến và trực tiếp đã tích cực đầu tư mở rộng hệ thống cửa hàng vật lý, kho hàng hóa tại Việt Nam để phân phối hàng ngoại nhập nhất là mỹ phẩm, hàng thời trang (dệt may, da giày), thực phẩm chức năng và thực  phẩm cao cấp, đồ nội thất và gia dụng, sản phẩm phục vụ mẹ và bé…

Định hướng để phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong tình hình mới

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng cũng ngày được nâng cao. Số liệu từ Ngân hàng thế giới (World Bank) cho thấy, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 2017-2022 đạt 8,5%, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và cao gần gấp đôi mức bình quân tăng trưởng của thế giới. Số lượng người dân thuộc tầng lớp trung lưu và tỷ lệ dân cư thành thị gia cũng tăng nhanh chóng trong những năm vừa qua.

Thu nhập tăng trưởng nhanh khiến cho giá trị giỏ hàng tiêu dùng của người Việt nâng lên nhanh chóng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đã tăng 44,4% trong cùng giai đoạn. Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng được ATKearney xếp thứ 9 trong 35 quốc gia về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2021.

Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam đã vượt con số 180 tỷ USD trong năm 2023 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới
Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai

Xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2023 của tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor: “Thương hiệu và chất lượng sản phẩm vẫn là một trong những yếu tố then chốt trong quyết định mua hàng của người Việt khi 26,1% người tiêu dùng Việt thường xuyên mua hàng từ các thương hiệu nổi tiếng; 35,8% sẵn sàng mua ít hơn nhưng sẽ lựa chọn các sản phẩm chất lượng cao hơn. Doanh thu kênh bán lẻ tạp hóa Việt Nam giai đoạn 2024 - 2029 dự báo tăng trưởng bình quân ~6,3%, trong đó chuỗi Đại siêu thị/ Siêu thị/ Minimart và Cửa hàng tiện lợi tăng trưởng ~9,6%. 

Những yếu tố trên đã khiến cho Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà bán lẻ, đồng thời đây cũng là thời cơ để các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, mở rộng kênh phân phối trong nước cho hàng Việt Nam chất lượng toàn cầu, hàng Việt Nam có chất lượng quốc gia và thương hiệu quốc gia, các sản phẩm chủ lực của các địa phương, sản phẩm của các nghệ nhân của các làng nghề truyền thống thuộc về nhóm các sản phẩm “Tinh hoa hàng Việt Nam”.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới
Trà Shan Tuyết Suối Giàng, tinh hoa của vùng đất Yên Bái

Trong suốt hơn 2 năm qua từ sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bám sát phương châm: “Đoàn kết, kỷ cương, bản lĩnh, linh hoạt, đổi mới, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả”, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành địa phương đã khẩn trương ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp quyết liệt, kịp thời, sát thực tế, chưa từng có tiền lệ, cùng đồng hành với doanh nghiệp gỡ khó nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nền kinh tế Việt Nam đã đứng vững, cơ bản vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được đà tăng trưởng và vẫn là một “điểm sáng” trong “bức tranh màu xám” của nền kinh tế toàn cầu và được quốc tế ghi nhận, tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, khai thác hiệu quả thị trường trong nước với 100 triệu dân luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo.

Đặc biệt, Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới”.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) tại Quyết định số 386/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới

Ngày càng nhiều người tiêu dùng trong nước lẫn quốc tế tin dùng sản phẩm hàng Việt có nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu rõ ràng

Triển khai các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tăng cường thực hiện các chiến lược, giải pháp như đẩy mạnh triển khai hiệu quả Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hàng năm, theo đó 4 nhóm giải pháp đã được thực hiện đồng bộ bao gồm (i) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động; (ii) Rà soát, bổ sung, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, không trái với quy định của tổ chức Thương mại thế giới (WTO); (iii) Hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước; (iv) Đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh công tác quản lý thị trường. 

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới
Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong siêu thị

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam lồng ghép trong triển khai các chương trình đề án, cấp quốc gia về kinh tế xã hội như: Đề án Phát triển thương mại trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025; Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình Khuyến công quốc gia; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP; Chương trình Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025,...

Trong khuôn khổ triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025, Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam”, kỳ vọng rằng sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ nhận được sự ủng hộ, chung tay của các hiệp hội ngành hàng, ngành nghề, của cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là của cộng đồng người tiêu dùng trong nước để đề xuất và đẩy mạnh thực hiện các sáng kiến, các giải pháp mới về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” tại thị trường trong nước theo hướng bền vững trong tình hình mới: Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và chuyển đổi số mạnh mẽ.

Nguồn: Tạp chí Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3